Phật giáo và vấn đề cội nguồn của đạo đức và các chuẩn mức đạo đức

Về cội nguồn đạo đức và các chuẩn mức đạo đức thì mối hệ tư tưởng có một quan niệm khác nhau. Do vì cái nhìn về con người, thé giới, giá trị và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mức đạo đức.


Có quan điểm cho rằng trí tuệ phát triển trong quá trình lao động, và sự phát triển trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ, có ảnh hưởng đến tương quan của con người, vì thế có ảnh hưởng đến quan niệm về đạo đức của con người. Đạo đức ở đây là sản phẩm của xã hội, nên khi xã hội biến đổi thì đạo đức cũng biến đổi theo. Ví như xã hội thay đổi thể chế từ phong kiến qua dân chủ thì quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo.

Có quan niệm đạo đức xây dựng dựa vào một đấng sáng tạo, sáng thế vĩnh cửu, nên nền đạo đức và cái chuẩn mức đạo đức hầu như cố hữu, là hệ quả của những lời phán xét của các trang thánh kinh. Hẳn nhiên còn có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau nữa tùy theo mục tiêu của đời sống dừng lại ở các chỗ khác biệt nhau.

Phật giáo thì xây dựng con đường sống đạo đức trừ trí tuệ thực nghiệm toàn giác của đức Phật nên có cái nhìn giá trị ổn định. Phật giáo không nêu lên vấn đề cội nguồn của mọi hiện hữu, gồm cả cội nguồn của đạo đức, bởi vì mọi hiện hữu đều duyên sinh, vô tự tính. Nhưng ở mặt tương đối, Phật giáo ghi nhận có khổ đau do ái, thủ, vô minh gây ra. Vấn đề thiết thực ở đây là dập tắt mọi nguyên nhân khổ đau ở từng cá thể.

Do vậy, chuẩn mức đạo đức chỉ có thể do các cá thể thể nghiệm và đặt ra, dựa vào hiệu quả đoạn diệt tham, sân, si. Không thể thiết lập các chuẩn mức đạo đức dựa vào sự tướng biểu hiện bên ngoài của các hành động, bởi cùng một hành động có thể do nhiều động cơ thiện, bất thiện tác động khác nhau nên có giá trị đạo đức khác nhau.

Con đường đạo đức Phật giáo vì thế là con đường tự giác, tự chứng và tự nguyện. Dù vậy, trước qui luật nhân quả quá mành rành, con người vẫn phải nghiêm chỉnh hướng dẫn đời sống nội tâm của mình.

Do vì hạnh phúc của con người là mục tiêu của cuộc sống nên hạnh phúc của con người là giá trị chuẩn. Các giá trị khác là thứ yếu phải xếp xoay quanh cái trục giá trị đạo đức này.

Thích Chơn Thiện