Đức Phật là nhà cách mạng tư tưởng xã hội

Đức Phật giác ngộ được con đường sáng: con đường giải thoát hoàn mãn cho những ai nhận thức đủ và đi theo.


Thời Đức Phật đản sanh, tìm đạo và thấy con đường giải thoát, phát biểu lý luận và kiến tạo tôn  giáo là thời xã hội cổ đại Ấn Độ còn đơn sơ trong nhận thức thế giới khách quan cũng như đời sống tư tưởng còn nghèo nàn. Chẳng riêng gì Ấn, thế giới hãy còn chìm trong bóng đen tăm tối của những tư tưởng mê tín, kinh tế- xã hội thấp kém, thực sự không có lý do để nói nhiều về một hệ tưu tưởng hoàn thiện như Đức Phật đã tìm ra, hệ thống và truyền giảng.

Nền phong kiến Ấn có đặc điểm riêng nhưng có lẽ nếu người  Việt liên hệ đến xã hội phong kiến đất  nước mình trong cùng thời gian cõ lẽ cũng thấy ít nhiều tương đồng do trình độ phát triển không chênh nhau nhiều lắm. Xã hội Ấn lúc ấy có nền sản xuất không phát triển, đời sống tinh thần xã hội bị chi phối bởi những đạo giáo với nhận thức đơn sơ mà chính Đức Phật đã “kinh” qua, trải nghiệm và thất vọng. Rồi từ xuất phát điểm, theo kinh điển, một tột phẩm Vương triều chuẩn  bị nối nối ngôi Thiên Tử - sau khi trãi qua vô lương kiếp, đủ nhân duyên, Đức Phật giác ngộ được con đường sáng: con đường giải thoát hoàn mãn cho những ai nhận thức đủ và đi theo.

Trước nhất, đấy là hệ thống lý luận triết học vĩ đại nhất mà người dân Ấn từng đước biết, trong ấy kiến giải thế giới, nhân sinh, phát biểu phương pháp và hành trình để con người nương theo mà sống đúng đắn, xứng đáng. Hãy đặt bản thân vào hoàn cảnh tăm tối ấy của xã hội Ấn Độ để thấy hết tính cách mạng vĩ đại của chân lý Phật giáo mà Thích Ca Phật đã tìm ra.

Theo Phật, trước nhất, những người dân Ấn được  giác ngộ, có đời sống  đạo đức đúng đắn để có xã hội an bình, và sau đấy có đời sống tâm  linh xứng đáng, thiêng liêng, làm thăng hoa giá trị sự sống khác hẳn sự mông muội tư tưởng trước đấy. Đấy là một cuộc cách mạng theo mọi nghĩa, về xã hội, tư tưởng mà sau đấy ảnh hưởng không chỉ ở xã hội Ấn mà theo chân các bậc chân tu lan ra Á Châu và bây giờ trở thành một trong những hệ tư tưởng lớn nhất của nhân loại – theo một cách nói.

Tầm vóc của cuộc cách mạng tư tưởng – xã hội ấy nếu nói đến tương đối chỉn chu, cần cả một công trình khoa học hoành tráng mới xứng tầm, và đấy là đối tượng để các nhà nghiên cứu đi sâu,, ở đây chỉ xin phát biểu nhận thức của một cư sĩ căn cơ thấp về pho lý luận Phật giáo mà mình may mắn chạm chút vào do có thiện duyên.

Nam mô A Di Đà Phật!

 
Nguyễn Thành Công - Vườn hoa Phật giáo