Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp Bồ-tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ vào Phật đạo, hướng dẫn họ tu tập để đạt được giải thoát. Chúng ta có thể hiểu Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người, bốn nghệ thuật sống đắc nhân tâm. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Sau khi Thành đạo dưới cội bồ-đề, Đức Bổn Sư đã suy nghĩ đến việc liệu có nên đem Chánh pháp mà Ngài liễu ngộ được truyền bá để làm lợi lạc quần sanh hay lập tức nhập vô dư y Niết-bàn.
Cầu nguyện là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước bàn thờ Phật, lòng họ trở nên khiêm hạ, cái Ta trở nên nhỏ bé, lương tâm thổi dậy và tâm hồn họ được bình hòa.
Hãy hóa giải sự ham muốn dục tính bằng cách suy ngẫm về tính cách kinh tởm của thân xác. Trong lúc thiền định nếu sự giận dữ xâm chiếm tâm thức mình, thì phải phát huy ngay lòng thương cảm để hóa giải nó.
Ly dục là vận dụng các phương pháp tu tập thiền tuệ mà Đức Phật đã chỉ dạy nhằm chuyển hóa và đoạn tận tâm tham-ái-dục như: Thiền quán thân bất tịnh nhằm hóa giải dục vọng; Thiền quán vô thường của thân, tâm và thế giới để buông bỏ tham đắm; Thiền quán vô ngã để đoạn tận ái nhiễm và vô minh.
Trong đời sống thường nhật, những người cùng ý tưởng, chung sở thích thì hay kết duyên tụ lại với nhau. Vì “đồng hội, đồng thuyền” nên có vô số hội nhóm được kết tụ để cùng nhau thừa hưởng cộng nghiệp của chính mình.
Tôi vừa có chuyến đi dài ngày để giao lưu, chia sẻ và thực hành chánh niệm qua 5 tỉnh thành là Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Bình Dương và Tp.HCM. Điều làm tôi ngạc nhiên và bất ngờ rằng số lượng người bị stress và ung thư quá nhiều. Nhiều hơn tôi tưởng tượng hay các con số mà mình đã đọc và biết. Thấy buồn và lo lắng.
Theo kinh Phật: Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ Từ bi, giải vạn sầu. Không chỉ các Phật tử, người thường nhất tâm niệm Phật, hướng Phật cũng không có gì tổn hại cả mà còn đem lại cho mình tâm tư thanh thản, yên tĩnh.
Vâng, đúng vậy. Nếu có ai hỏi tôi mục đích của thiền là gì, tôi sẽ không ngần ngại mà nói ngay đó là sự tỉnh thức. Nếu bạn luôn sống trong sự tỉnh thức, bạn không cần phải học thiền, thực hành thiền, vì bản thân bạn đã có một cuộc sống thiền rồi.
Tháng 7 về, ai ai cũng muốn làm những điều tốt đẹp, từ ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, đi chùa lễ Phật... Nói đến “phóng sinh” là nói đến một hành động tốt đẹp xuất phát từ lòng từ bi của con người trước cái chết của một sinh vật vô tội nên phát tâm cứu giúp. Tuy nhiên, việc phóng sinh ngày nay vẫn còn rất nhiều điều đáng suy ngẫm:
Người học Phật hẳn ai cũng từng nghe biết thuật ngữ vô minh, nghĩa đen là si mê, tối tăm. Ngược lại với vô minh là minh, tức tuệ giác, sáng tỏ. Nhưng như thế nào là thật nghĩa của vô minh thì đến Tôn giả Câu-hi-la cũng bối rối, phải nhờ Tôn giả Xá-lợi-phất giải mã giùm.
Vừa qua, dư luận có một số ý kiến phản ánh, trong mùa an cư kiết hạ, sao vẫn thấy một vài chư Tăng Ni đi đây đó, như vậy có đúng với giới luật hay không? Đây cũng là câu hỏi đã được nêu ra tại các khóa bồi dưỡng về giới luật gần đây. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của HT.Thích Minh Thông (ảnh), Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Hiệu trưởng Trường TCPH Khánh Hòa, một trong những vị giáo phẩm am tường Luật tạng, về vấn đề này.
Nếu vị nào muốn nhận ra ẩn ý của đức Phật dạy qua vật có hình tướng. Thì vị ấy, luôn luôn lúc nào cũng phải sống trong Phật tánh thanh tịnh của chính mình; sống liên tục được như vậy, tự nhiên tánh Người của người ấy, bất ngờ nhận ra tánh Phật thanh tịnh của chính mình.
Giới như ngọn đèn sáng hay phá tan tối tăm, mờ mịt. Giới như sức mạnh hay dựng đứng những gì đã ngã. Giới như ánh sáng trí tuệ hay chuyển hóa các phiền muộn, khổ đau. Giới là phương thuốc nhiệm màu, chữa lành các bệnh khổ đau ở đời.