Những lệch lạc xã hội theo quan niệm Phật giáo

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:“Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt”. Con người đáp ứng được hai mục tiêu con người chính tự thân, và con người xã hội. Khi nhận ra được chính tự thân thì có thể giải quyết tận gốc những vấn đề khủng hoảng tâm lý của con người trong xã hội.


 
Con người là một phần tử của xã hội, vì thế khi được sinh ra đời, con người phải biết sống thế nào để được lành mạnh trong vòng xoáy cuộc đời, danh, lợi, tiền, tài... Có thể nói chưa bao giờ những vấn đề của toàn cấu hoá hay những vấn đề của thời đại hóa lại được đặt ra một cách khẩn thiết như hiện nay.

Nhiều tiếng chuông báo động đã được gióng lên từ các tổ chức, các bậc thức giả trên thế giới, đưa ra những bằng chứng không thể chối cải được về những khủng hoảng và mất cần bằng trầm trọng của thế giới hiện nay. sự khủng hoảng đó không chỉ diễn ra trên toàn cầu, mà còn diễn ra trong phạm vi cá nhân, gia đình, vốn là những tế bào vững chắc của xã hội, dẫn đến sự lệch lạc trong xã hội ngày càng gia tăng, tạo nên một vòng lẩn quẩn mù quáng, là tiếng kêu thống thiết của nhân loại ngày càng trở nên ray rứt hơn, nguy cơ đưa đến hủy diệt không phải là xa vời nữa.
 
Do vậy chúng ta biết rằng: Một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn để một chiều đáp ứng các mục tiêu xã hội thì chưa phải là giáo dục toàn diện, con người có kiến thức, sức khỏe, đạo đức đầy ước lệ cũng chưa lấy làm đủ. Mà  con người phải biết nhận chân được cuộc sống hạnh phúc, nhận thức được nguồn sáng tự thân, nhìn vào bản thân mình là cao cả.

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt”. Con người đáp ứng được hai mục tiêu con người chính tự thân, và con người xã hội. Khi nhận ra được chính tự thân thì có thể giải quyết tận gốc những vấn đề khủng hoảng tâm lý của con người trong xã hội. “Lệch Lạc Xã Hội Trong Quan Niệm Phật Giáo”. Ảnh hưởng Đạo Phật có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh: niềm tin, tín ngưỡng, hành vi, lối sống, đạo đức, gia đình và xã hội.
 
Xã Hội, Và Lệch Lạc Xã Hội


Từ cổ đại đến hiện đại trong thực tiễn, một sự kiện một khái niệm luôn có “đời sống riêng” của nó. Xã Hội học là một ngành học nghiên cứ về con người với tư cách là chủ thể xã hội. Xã hội học có nguồn gốc từ chữ Latinh (societas) là xã hội, chữ Hy Lạp Logos, Xã hội đã có tác dụng không nhỏ vào đời sống con người , thông qua hệ thống giáo dục của các thời đại.

Lệch lạc xã hội là một hành vi, hành động của cá nhân hay nhóm xã hội, đi chệch ra khỏi các quy tắc, hệ thống giá trị pháp luật xã hội hiện hành. Lệch lạc hay còn gọi là sự lầm lạc. Hành vi lệch lạc tiếng Anh là Deviance hoặc Dviante behavior là một khái niệm xã hội học, được định nghĩa là sự vi phạm có hành động của con người. Người có hành vi lệch lạc là đối tượng kiểm soát của xã hội, từ đó xã hội làm sao đưa người đó trở lại đúng tiêu chuẩn. Trong cuộc sống, con người thường có khuynh hướng coi sự lệch lạc là do quá tự do hay sự thất bại của cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn ngược lại lệch lạc hay tuân thủ đều có nguồn gốc của xã hội.

 Những biểu hiện lệch lạc xã hội

Lệch lạc cá nhân: Cá nhân đơn phương lệch lạc ra khỏi quy tắc xã hội. Một người được xem là hành vi lệch lạc, người ta đã trở nên bị tách rời khỏi xã hội, tìm đến những người cũng cảnh ngộ, và đến một mức độ nào đó sẽ phản ứng đúng theo những gì mà xã hội gắn cho họ cái danh từ gọi là “Vết nhơ” và lúc này, vết nhơ đó hoạt động như một địa vị chính.

Nghĩa là nó có ý nghĩa cực kỳ qaun trọng trong việc định dạng toàn bộ đời sống của một con người. Một khi vết nhơ được gắn vào bản thân rồi thì không còn lối thoát ra được, mặc dù họ biết đó là tội lỗi. Do vậy, Nhà Xã Hội Học Mỹ Haroid Garfinkel (1917) gọi đó là “Nghi thức giảm giá trị con người”. Lệch lạc trong xã hội dễ bị đưa đến chứng sai lạc trầm trọng, như tự tử, sử dụng bạo lực, lạm dụng đối với trẻ em.... thậm chí nhiều cá nhân chủ động lệch lạc để được xem là người nỗi tiếng được mọi người biết đến.

Lệch lạc nhóm: Khi có nhiều cá nhân đồng tham gia vào việc lệch lạc, ví dụ như: băng cướp, xã hội đen, vv. Trong đây lệch lạc chia làm hai cấp độ: một là lệch lạc sơ cấp, là những hành vi, hành động bị lệch nhưng không được lập lại, không chiếm đa số tổng số mà xã hội có thể chấp nhận được.

Hai là lệch lạc ở mức độ cao là có hệ thống, chiếm đa số trong tổng số hành động, nó phương hại đến lợi ích của cá nhân và cộng đồng, thậm chí người ta tổ chức trên hành vi lệch lạc. Mực độ lệch lạc làm băng hoại giá trị xã hội, gióng lên hồi chuông báo động những tham ngôn mang tính phi văn hóa. Nhiều thế hệ trong xã hội lệch lạc văn hóa trong việc giáo dục, từ học đường đến hạnh phúc gia đình.
 
Những biểu hiện cụ thể của lệch lạc xã hội trong quan niệm Phật giáo


Xã hội trên cái nhìn Phật giáo lại có tính đặc thù hơn, khi đề cập đến Đạo Phật người ta sẽ nghĩ ngay đến cái thiện, cái tích cực, nhưng cũng có những thành phần cho rằng đó là một tôn giáo yếm thế, bi quan trốn tránh xã hội. Họ lại quên rằng Phật giáo không rời cuộc sống, đạo đức, xã hội vì chính tôn giáo này luôn giúp cho con người trong việc tự hóa bản thân theo những mức độ tuần tự mà người ấy lãnh hội.

Bởi vì trong xã hội văn minh hiện đại sinh hoạt của con người càng ngày càng tiến bộ, thì trái lại tâm linh càng trống rỗng, khoảng cách người với người càng lúc càng xa, dần dần mất đi cái lễ nghi truyền thống

Theo đạo Phật không có một vị Thượng đế nào quyết định đời sống con người, sự đau khổ và nguồn gốc của đau khổ không đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong chúng ta: Con người thường bám chắc vào khoái lạc, ái dục và tìm kiếm nó. Do đó, con người trở thành nô lệ của giác quan, họ ít nhận thức, không có gì có thể làm thỏa mãn hoàn toàn các giác quan và ý muốn.

Vì nô lệ vào vật chất và sự thỏa mãn của dục vọng thì con người bị trói buộc vào bánh xe luân hồi không thể thoát ra được. Lòng tham ái vô cùng tận, không bao giờ biết đủ, người không có thì muốn có, người đã có thì muốn nhiều hơn, không bao giờ ta vừa lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình, càng tham ái thì ta càng đau khổ tuyệt vọng. Vì vậy so với xã hội thì những yếu tố trên dẫn con người đi đến sự lệch lạc xã hội, không công bằng trong cái bình đẳng của xã hội.

Để con người thoát ly ra khỏi sự lệch lạc xã hội thì chúng ta cần áp dụng giáo lý Tứ Đế vào đời sống xã hội thực tại. Tìm hiểu nỗi buồn vô cớ và giải quyết bất hòa trong đời sống gia đình, xã hội, giải quyết nỗi sợ hãi đám đông, lo cái lo của tuổi vị thành niên.. Một người bỗng nhiên tức giận, đấy là biểu hiện của khổ đế, muốn đi ra khỏi cơn sân ấy người ấy phải bình tỉnh tìm hiểu xem nguyên do, lý do nào mình nỗi giận. Do bị người khác phạm lỗi với mình, mình nỗi giận là do chấp vào âm thanh và tên A, B gì đó và từ đó Tập đế. Cho rằng cái Tập đế rất lớn tổn hại đến cái ta thì sanh ra thù oán.

Ví dụ thiết thực hơn: Có một tên cướp hoăc kẻ trộm, hay tham nhũng đưa đến tệ nạn trong xã hội là Khổ Đế, nhưng tìm hiểu ra lý do hiện tượng của xã hội này là do đói kém, và thiếu hiểu biết đó là Tập Đế. Một khi thấu hiểu được điều đó, rèn luyện thân thể, tự vượt qua khó khăn làm ăn đàng hoàn là Diệt đế. Con đường để đi ra khỏi đói kém là cải thiện kinh tế của xã hội (là trả lương cao, giúp vốn cho đầu tư, cấp giống lúa mạ tạo phương tiện kinh doanh, canh tác...) đó là Đạo Đế trong Đạo Phật vậy.

Sự kiện nói trên cho thấy, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế giới ngày nay, phật giáo không những không mất đi ý nghĩa nguyên tích của nó, trái lại đã trở nên ‘Hiện Thực” hơn. Nói như Michel Hulin: “Phật giáo là một liều thuốc chữa bệnh đau khổ và vô minh điên đảo của con người”. Phật giáo còn có mục đích cao cả hơn là nhắm đến làm bớt sự khổ đau, một sự đóng góp có tính triệt để nhất về khủng hoảng.

Nếu những khủng hoảng không được giải quyết một cách có hiệu quả chính từ ngay tận gốc rễ của nó, và nếu mọi xã hội cứ tiếp tục tồn tại và phát triển trên hệ thống mù quáng như vậy thì sẽ đi đến sai lạc trầm trọng, Bức thông điệp ý nghĩa  đến cho mọi người, và mọi thời đại là “Mọi người đều có bổn phận với chính mình, nếu chúng ta không lơ là chểnh mảng thì không có gì nguy hiểm, còn lơ là nhiệm vụ, oán ghét, ẩu đả và xung đột thì luôn luôn đau khổ hiện hữu trong chúng ta”. Con người phải xây dựng hạnh phúc trên cơ sở, trách nhiệm trong gia đình, trách nhiệm của bậc cha mẹ, bổn phận của con cái, trách nhiệm của vợ chồng, bổn phận xã hội và bằng hữu, bổn phận của một công nhân lao động.

Cho nên có thể khái quát rằng: Xã hội theo Giáo Dục Phật Giáo có thể ổn định hướng phát triển cho nền xã hội nhân bản và toàn diện. Đó là kinh nghiệm cho thấy một bản hoà tấu tuyệt diệu, là kết quả được thể hiện hoà điệu của các âm thanh khác nhau tạo nên. Cuộc sống cũng thế nếu hoà điệu từ Đạo vào Đời sẽ tiết ra ý nghĩa phong phú của sự sống đầy tính người và nhân văn, đó là quan niệm phật giáo trong sự lệch lạc xã hội vậy.
 
Nói tóm lai, cuộc sống bấp bênh, thế gian vô thường, đó là sự thật mà đa số con người chúng ta nên thấu hiểu, chúng ta nên tránh những điều họa để đi tới đau khổ cho mình và cho người.

Chính vì vậy mà đức Phật dạy không nên quá ràng buộc mình vào bất cứ thứ gì. Chiến tranh và đời thường xảy ra do con người lạm dụng sức mạnh để bóc lột trên thân của người khác theo ham muốn của mình. Một khi có một ai cản trở sự ham muốn ấy thì họ trở nên độc ác, không ngần ngại phương tiện gì dễ diệt trừ kẻ yếu thế, đó không phải là hành động của người có trí huệ. Chúng ta thiết lập xã hội trên tinh thần vô ngã vị tha của đạo Phật thì sẽ đễ dàng bỏ đi những cái ích kỷ nhỏ nhen của kiếp người, bỏ đi cái lệch lạc của xã hội, đi đúng con đường đúng đắn, thành lập một quốc gia hùng mạnh để hãnh diện cho bao thế hệ về sau.