Ấn Độ: Triển lãm Văn hóa lịch sử Tây Tạng

Alappuzha: Bộ Thông tin và Quan hệ Quốc tế Tây Tạng trưng bày, Triển lãm Văn hóa lịch sử Tây Tạng trong ba ngày (từ ngày 03 đến 05 tháng 03 năm 2016) tại Bảo tàng Showcases, Trung tâm Nghệ thuật Xã hội và Chính trị (CSPA) thành phố Alappuzha, thuộc bang Kerala, Ấn Độ.


Trưng bày triển lãm Văn hóa lịch sử Tây Tạng bao gồm hình ảnh trước khi Bành trướng Bắc Kinh cưỡng chiếm Tây Tạng và kết quả của sự chiếm đóng Tây Tạng, đất nước con người Tây Tạng hôm nay và quá khứ hành trình của dân tộc Tây Tạng lưu vong. Đài phát thanh đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng tại Tây Tạng, tiền xu và tiền tệ của Tây Tạng độc lập, Hộ chiếu của người Tây Tạng, Cư sĩ Tsepon Shakabpa, Bộ trưởng Tài chính Tây Tạng sử dụng vào tháng 09 năm 1934, tạp chí National Geographic (với ấn bản lần đầu tiên ra mắt chín tháng sau khi hội được thành lập. Tạp chí này đã trở thành một trong những tạp chí nổi trên tiếng giới) mang hình ảnh Quốc kỳ Tây Tạng (Cờ Quốc gia Tây Tạng trên thế giới”, hình ảnh Chủ tịch Mao Trạch Đông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc vô thần cực đoan, một số đồng phục của binh lính Trung cộng trong cuộc xâm lược Tây Tạng.

Sự kiện Khai mạc Triển Lãm được bắt đầu với một phút im lặng để tưởng niệm Thượng tọa Kalsang Wangdu, tự thiêu và viên tịch ngày 29/02/2016 tại một tu viện Phật giáo Tây Tạng trong khu vực tỉnh Tứ Xuyên, và Thanh thiếu niên Phật tử Dorje Tsering 16 tuổi tự thiêu thành phố Dehradun, Ấn Độ, hai người tự thiêu đê phản đối chế độ Cộng sản Trung Quốc hà khắc và chính sách đồng hóa Tây Tạng.

P. Sreekumar, một người ủng hộ Tây Tạng từ thành phố Kochi, Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm của mình về cuộc hành trình, và đã đưa ra vấn đề vi phạm Nhân quyền tại quốc nội Tây Tạng, tại sao người Tây Tạng lưu vong sang đất Ấn và bước đầu trong cuộc sống đầy gian nan khốn khổ. . .

Tại Phòng trưng bày triển lãm có sự hiện diện tham dự của các tầng lớp khác nhau. Đây là cơ hội tuyệt vời để công chúng có cơ hội để nghiên cứu về lịch sử văn hóa Tây Tạng. Các phóng viên báo đài đến chia sẻ và đưa tin trong đó có ký giả của một tờ báo Vương quốc Anh nổi tiếng.

 




 
 Thích Vân Phong
(Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)