Thái Lan: Nghiên cứu mô hình ngân hàng Phật giáo

Bộ Tài chính Thái Lan đang xem xét việc thành lập một ngân hàng Phật giáo đặc biệt, có mục đích tương tự như Ngân hàng Hồi giáo Thái Lan, Phó Bộ trưởng Tài chính Wirun Techapaiboon cho biết.


Bộ này ước tính các ngôi chùa trên cả nước hiện đang giữ một khoản tiết kiệm hơn 200 tỷ baht tiền công đức và đóng góp, tập trung ở những ngôi chùa lớn nổi tiếng như chùa Sothorn thuộc tỉnh Chachoengsao.

Ông Wirun cho biết giai đoạn đầu tiên sẽ liên quan đến một loại đại lý đặc biệt thuộc Ngân hàng Tiết kiệm của Chính phủ như là một sự thay thế cho các ngôi chùa trong việc giữ tiền gửi.

Tiền gửi sẽ không được cho các đối tượng như quán bar và quán massage trái với các quy tắc của Phật giáo vay.

Nếu ý tưởng này thành công, kiểu ngân hàng này sẽ được nâng cấp lên thành ngân hàng Phật giáo đầu tiên ở Thái Lan.

Hội đồng Tăng già tối cao Thái Lan đã đưa ra ý tưởng về một ngân hàng hoạt động theo các nguyên tắc tôn giáo.

Kiểu ngân hàng như thế này có thể gây quỹ cho các cộng đồng tu sĩ, tu viện và trường học Phật giáo. Nó có thể phân bổ 10% lợi nhuận để bảo trì ngôi chùa.

Một nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết ý tưởng này là khá khó xử cho Văn phòng Chính sách Tài chính, tổ chức không đồng ý với khái niệm về một ngân hàng Phật giáo.

Nguồn tin này cho biết sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc kiểm soát các khoản vay không hoạt động và quản lý tài sản thế chấp. Ví dụ, nếu một ngôi chùa không trả nợ thì việc thu giữ tài sản thế chấp của nó là chống lại các chuẩn mực xã hội.

"Hơn nữa, ngay cả khi luật pháp cho phép người quản lý ngôi chùa làm người bảo lãnh cho vay thì điều đó cũng không có ý nghĩa, bởi vì hầu hết họ đều không có khả năng trả nợ, và làm thế nào để biến các hoạt động tôn giáo trở nên thương mại hóa được. Điều này là không thể chấp nhận được", nguồn tin cho biết.