Trùng tu lại tháp Xá lợi lưỡi của Ngài Cưu Ma La Thập

Ngày 9-6-2013, chùa Cưu Ma La Thập - ngôi cổ sát hàng nghìn năm tọa lạc tại thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc đã long trọng cử hành nghi thức khai quang phục hồi tháp xá-lợi lưỡi ngài Cưu Ma La Thập.

Cung nghinh Chư vị Pháp sư quang lâm


Tháp xá-lợi lưỡi của ngài Cưu Ma La Thập hiện diện cách nay 1.600 năm, là ngôi bảo tháp đã trùng tu đại quy mô lần thứ năm, toàn bộ quỹ tu sửa hơn 200 vạn, được sự tài trợ của các tín đồ trong và ngoài nước: Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Ấn Độ.
 


Pháp sư làm lễ Khai bút điểm nhãn


Ngài Cưu Ma La Thập là một trong bốn nhà phiên dịch kinh Phật lớn nhất trong thời kỳ truyền bá Phật giáo tại Trung Quốc, đó là ngài Cưu Ma La Thập, Chân Đế, Huyền Trang và Bất Không. Riêng ngài La Thập được xưng tụng là "ngôi Thái sơn bắc đẩu phiên dịch kinh điển".

 


Các Pháp sư khai quang


Chùa Cưu Ma La Thập nằm ở trung tâm thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, là trụ sở đầu tiên mà Tổ sư Cưu Ma La Thập hoằng pháp diễn giảng khi ngài mới vào Đại Lục, cũng là nơi phiên dịch kinh điển của bốn nhà đại phiên dịch, các vị cao tăng đời Dao Tần ngưỡng mộ ngài La Thập nên vân tập và dừng chân trú tích ở đây.
 


Quang cảnh Pháp hội


Chùa Cưu Ma La Thập đã trải qua những cuộc thăng trầm dâu bể, nhiều khó khăn, nhiều kiếp nạn. 

Điện vũ Tăng đường không còn tồn tại, hiện nay chỉ còn lại tháp ngài La Thập. Tức là sau khi Tổ sư La Thập viên tịch trà-tỳ "Củi thiêu hình thể đều thành tro, duy nhất chỉ còn cái lưỡi không hoại", hàng môn đồ xây tháp phụng thờ ngài. 

Tuy trải qua nhiều cuộc phong trần, nhưng ngôi bảo tháp vẫn vững vàng trơ gan cùng tuế nguyệt.
 


Chư vị Pháp sư làm lễ sái tịnh đàng tràng


Theo sử liệu ghi chép, chùa Cưu Ma La Thập tại Vũ Uy, có niên đại hơn 1.600 năm lịch sử, là nơi hoằng dương chánh pháp, là nơi dịch kinh của ngài Cưu Ma La Thập - bậc cao tăng miền Tây Vực nổi tiếng trong thời cổ đại Trung Quốc, cũng là nơi trú xứ của ngài khi mới bước chân vào Đại Lục. 

Bảo tháp uy nghi sừng sững trong tự viện chính là xây dựng để kỷ niệm ngài Cưu Ma La Thập, trong tháp phụng thờ xá-lợi lưỡi Ngài Cưu Ma La Thập.

Thanh Như dịch