Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

CÀ SA

CÀ SA; S. Kasaya
Hán dịch nghĩa là hoại sắc, hay bất chính sắc. Màu áo của tu sĩ không dùng chính màu. Nếu là màu xanh thì pha thêm màu bùn và màu đỏ để làm cho màu xanh nhạt đi. Lấy màu sắc mà đặt tên áo.
 
Tùy theo Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Nam tông mà màu sắc và hình thức của áo cà sa có khác nhau. Ở Việt Nam, những người xuất gia theo Nam tông thường mặc áo cà sa màu vàng nhạt hoặc thẫm (các sư Miến [tr.111] Điện mặc áo màu da cam), làm bằng tấm vải lớn quấn vào người, một bên để vai hở. Còn các sư theo Phật giáo Bắc tông, chúng ta thường gặp ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam thì thường mặc áo màu nâu hoặc màu đen nhạt. Áo cà sa của nhà sư cả Nam tông và Bắc tông đều màu nhạt không sặc sỡ, lòe loẹt, vì vậy mà có tên gọi áo hoại sắc (hoại sắc y), biểu trưng một cuộc sống đơn giản thoát tục.
 
Tục ngữ Việt Nam có câu:
 
“Đi với sãi mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.”.
 
“Đã bồng trăm tấm cà sa,
 
Như người tiên vẫn trông ra khác phàm”.
 
(Quan Âm Thị Kính)