Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

DÃ HỒ THIỀN

DÃ HỒ THIỀN
 
野 狐 禪
 
 Dụng ngữ Thiền.
 
Thiền chồn hoang, dụ cho loại Thiền sai lầm, nghĩa là việc làm không phù hợp với chân nghĩa của Thiền, nhưng lại tự cho là khế hợp.
 
Lời này phát xuất từ câu chuyện thiền sư Bách Trượng Hoài Hải chỉ dạy chồn hoang.
 
Tắc 2, Vô Môn Quan, (Đại 48,293 thượng) :  Hòa thượng Bách Trượng mỗi lần đăng tòa, có một ông già thường theo chúng tăng để nghe pháp. Khi mọi nhười rời khỏi giảng đường, ông già cũng ra về. bỗng một hôm ông ấy không ra về, nài Bách Trượng bèn hỏi:
 
- Ai đứng đó vậy?
 
- Ông già đáp:
 
- Thưa, con không phải là người, vào thời Phật Ca Diếp ở quá khứ, con từng trụ núi này. Nhân có người hỏi : “ bậc tu hành có rơi vào nhân quả hay không?”. Con đáp : “ chẳn rơi vào nhân quả ( bất lạc nhân quả)”. Do đónên 500 đời, con bị dọa làm thân chồn hoang. Nay thỉnh Hòa Thượng dáp thay một chuyển ngữ, giúp con thoát kiếp chồn hoang.
 
- Rồi ông liền hỏi
 
- Bậc tu hành còn rơi vào nhân quả hay không?
 
Ngài Bách Trượng nói :
 
- Chẳng lầm nhân quả ( bất muội nhân quả).
 
Ngay lời nói ấy, ông già liền đại ngộ.
 
Theo Tắc 8 Thung Dung Lục, Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục.
 
Xem Bách Trượng Dã Hồ.
 
Theo từ điển Phật học Huệ Quang