Vì sao phải chăm sóc người già?

Chăm sóc người già là bổn phận và trách nhiệm của những người làm con, làm cháu để thể hiện lòng hiếu thảo trước những bậc sinh thành của mình. Chăm sóc người già là hiếu hạnh của người con Phật. Để điều này được trọn vẹn chúng ta phải hiểu tâm lý của người lớn tuổi nhằm giúp cho việc chăm sóc được đúng đắn và dễ dàng hơn


Vì sao phải chăm sóc người già?

Chúng ta rồi ai cũng sẽ già và không tránh được quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Hiện giờ là ông bà, cha mẹ chúng ta già đi, rồi theo thời gian chúng ta cũng sẽ bước tiếp con đường ấy. Cuộc sống hiện đại, thời gian là sức ép nặng nề của thế hệ trẻ khi họ phải tất bậc chạy theo công việc và những đam mê. Điều này dần khiến họ vô tâm và quên mất đi bổn phận của mình đối với ông bà cha mẹ. Chăm sóc và phụng dưỡng đấng sinh thành là nghĩa vụ và bổn phận của người Phật tử nói riêng và đạo làm người nói chung.[Chăm sóc người già]Chăm sóc người già

Ông bà ngày xưa thường dạy “Kính lão đắc thọ”  và Đức Phật dạy rằng: “Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc Ta. Người trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta”

Ông bà, cha mẹ có công sinh dưỡng và nuôi dạy chúng ta thành người. Đó là một quá trình hi sinh, gian nan và cực khổ. Hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh thời gian, sức khỏe và sắc đẹp cho sự lớn khôn của chúng ta. Họ đã không quản gian nan, cực khổ để làm lụng, thức khuya dạy sớm để nấu từng bữa cơm, đưa đón chúng ta đi học, lo lắng mỗi khi bệnh tật hay gặp những điều nguy hiểm trong cuộc sống,…Chỉ khi bước vào giai đoạn làm cha mẹ, chăm sóc con cái chúng ta mới hiểu được phần nào đức hi sinh này.

Thực trạng hiện nay

Văn hóa gia đình của phương Đông và phương Tây có sự khác biệt rõ rệt. Ở phương Tây thanh niên từ 18 tuổi trở lên bắt đầu được sống tự lập bên ngoài. Thế hệ gia đình 2-3 thế hệ dường như rất ít ở Châu Âu. Vì thế thói quen phải phụng dưỡng chăm sóc cho người già không cao. Đa số người lớn tuổi phương Tây được hưởng chế độ phúc lợi cao của quốc gia đó. Họ thường được con cái gửi vào nhà dưỡng lão khi về nhà hoặc phải sống một mình trong ngôi nhà. Nhưng đó không phải là niềm hạnh phúc và mong muốn đích thực của người già mặc dù về vật chất họ không thiếu thốn.

Nhân dịp đi giảng tại Châu Âu, có một cụ già tâm sự với tôi rằng: “Tuổi già ở đây có tiền ăn tiền uống của nhà nước trợ cấp nhưng mà rất là cô đơn lắm rất là lo lắng và thậm chí bà nói những cái đứa con,thậm chí không quan tâm xem thường đau khổ lắm thầy ơi nhưng mà biết nói cùng ai, biết tâm sự như thế nào”.

Với văn hóa gia đình phương Đông thì khác. Một già đình thường tồn tại 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ và con cháu. Vì thế việc chăm sóc người gia là bổn phận của người lớp trẻ trong gia đình. Tuy nhiên thời kỳ kinh tế mỏ cửa nên văn hóa phương Tây ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức và cách sống của giới trẻ. Họ bận rộn hơn và quan tâm đến những đam mê, sở thích cá nhân mà quên dần đi bổn phận của mình.

Việc chăm sóc người già là gánh nặng, là một điều gì đó rất phiền toái và khó chịu.

Lại có một Phật tử tâm sự với tôi: "Thưa thầy, trước đây con chăm sóc mẹ rất tốt và chu đáo. Tuy nhiên sau khi mẹ con bị tai biến thì nói năng lung tung, nói những diều rất bậy bạ, xúc phạm cả đến danh dự của con và mọi người trong gia đình. Thường quát tháo, khó chịu, bực bội. Con phải như thế nào đây?

Khi ấy tôi mới nói với cô đó rằng: Trước khi bà bị tai biến bà có thế này không? Cô nói không. Và cô hỏi rất là nhiều thầy và một số thầy khác cứ kêu cô là nhẫn nhục chịu đựng, thế này thế kia. Tôi nói cô có thể chịu đựng được ngày hôm nay nhưng chắc gì chịu đựng được ngày mai. Nếu để chịu đựng thì chịu đựng được một mức độ nào đó và một thời gian nào đó.

Như vậy để giải quyết được vấn đề này trước hết tôi muốn cô thực sự hiểu về mẹ mình và quan trọng hơn là hiểu về tuổi già nữa: nếu trước kia bà chưa bao giờ như thế, bà thương con bà lo lắng cho con thì tại sao bây giờ bà đi vặt vãnh với con như vậy, thậm chí ghen tuông với con như vậy dùng những từ “mày chiếm chồng tao” hay là  thế này thế kia bậy bạ cả với con gái của mình và những điều các con bị tổn thương, tôi nói không có gì là tổn thương, hôm nay bà không có kiểm soát được chính mình thậm chí bà không biết bà nói những cái gì nữa. Nếu các vị buồn cái này thực ra các vị buồn rất là oan.”


Chăm sóc người già phải hiểu và đủ kiên nhẫn

Tâm lý người già

Chúng ta phải thấy rằng: Chăm sóc người già cũng là cách để ta hướng dẫn cho thế hệ tương lai cái cách thức sống.

Có 2 vợ chồng người đó, thực ra là cũng lớn tuổi rồi, tính ra là cỡ 50, năm mươi mấy tuổi, gặp tôi phàn nàn về bà già mình, mẹ mình chín mươi mấy tuổi, họ nói rằng ép hoài mà hổng chịu ăn chịu hoài không nổi, cô đã xem lại cái cách cô cho ăn như thế nào chưa, thực ra người già đói tự ăn tự thân ai cũng vậy hết, cái người khùng đói tự ăn à, chứ đừng nói người già, nhưng mà cô cho ăn cách nào: ép ăn hay là cái này có tính chất chăm sóc là ỷ lại để làm tổn thương mặc cảm này kia kia nọ để làm tổn thương mà cô đôi khi cũng không biết, không hiểu nó mới dẫn đến cái này, cô phải xem xét lại mình một chút, trước cái giờ ăn đó cô có đánh chó quẳng mèo.

Người già hay tự ái về những cái này dữ lắm, nhiều khi mình không làm được cho các con mình mình bất lực dữ lắm một cử chỉ nhỏ của người khác mình cảm thấy người đó đang xúc phạm mình cho dù người đó không có ý đó cái này mình để ý rất rõ.

Ngoài ra, cần phải biết Tuổi già là cái tuổi quay lại cái thời ấu thơ, tức là khi chúng ta tuổi già chúng ta quay lại những gì giống như xưa những cái vòi vĩnh, những cái tự ái là khi lớn tuổi rồi chúng ta làm y chang như những gì ngày xưa chúng ta làm như vậy và rồi kết thúc một kiếp người.

Chúng ta phải hiểu được điều này, y như ngày xưa khi mang thai, cha mẹ đã tìm hiểu rất nhiều kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dưỡng ta. Mẹ cha đã không quảng bao công sức thì không có lý do gì chúng ta lại không quan tâm và chăm sóc họ cả. Nếu không làm được như thế thật không làm tròn nghĩa vụ một người sống có đạo đức.

Chăm sóc người già như thế nào?

Hãy dành thời gian bên cạnh họ để trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe tâm sự, nỗi lòng từ họ.

Đáp ứng những yêu cầu về vật chất và tinh thần một cách vui vẻ, hoan hỷ dô họ cảm thấy mình không phải là gánh nặng và phiền phức cho con cháu

Dâng cơm, dâng nước, những món ngon mà ông bà hay cha mẹ thích để làm họ vui lòng. Luôn nói chuyện từ tốn, nhã nhẵn bởi ngời già thường khó nghe và có tính lặp lại nhiều lần một câu chuyện.

Khi ốm đau nên chăm nom kỹ lưỡng, thường xuyên hỏi thăm và tìm những phương pháp tốt nhất để họ mau chóng khỏe mạnh.

Chăm sóc người già là một phước đức to lớn và nếu không hoàn thành sẽ tổn phước rất nhiều, bởi đó là tội vong ơn. Trong kinh Trường Bộ có ghi lại:

Vua A Xà Thế vì muốn giành nôi báu và ghét cha mình nên đã bức tử cha bằng cách giam vào ngục tối, cách ly những thứ xung quanh. Ông đánh đập cha, lấy muối xát lên vết thương cho đau đớn, để cha nhịn ăn và chết dần mòn trong ngục.

Vua A Xà Thế cũng có một đứa con trai khi đó khóc la rất dữ dội, khó nuôi, nhiều đêm không ngủ để lo lắng cho con. Khi ấy, vua hỏi mẹ là Bà Vi Đề Hi: ngày xưa cha con có thương con giống như con thương con của con như vầy không?

Bà Vi Đề Hi trả lời: Cha rất thương con hơn cả bản thân ông. Mẹ nhớ khi con còn nhỏ, tay bị nổi mục ghẻ sưng tấy rất đau. Con không chịu ngủ, chỉ khi nào cha ngậm tay con khi ấy con mới ngủ. Một lần khi đang ngậm tay, cục mủ vỡ ra, rất hôi. Cha vì sợ nhả ra con sẽ thức dậy đau và khóc nên đã nuốt nước mủ ấy vào người để con được ngủ bình yên.

Nghe thế, vua A Xà Thế tức tốc chạy vào ngục để thả cha ra, nhưng không kịp. Ông đã mất trước đó. Vua rất hối hận và đau khổ. Lúc đó Đức Phật nói với vua rằng: Nếu không mang tội giết cha thì vua a xà thế đắc quả Tu Đà Hoàn rồi.


Một câu truyện trong dân gian nữa:

Một ngày nọ, vợ chồng kia thấy cha me già yếu, thường xuyên ốm đau, chăm sóc rất cực nên đã nghĩ ra một cách là đống một cái lồng nhốt cha mẹ vào và khiêng lên núi. Khi đã lên đến chỗ, đứa con của vợ chồng đó nói với cha rằng: Cha nhớ đem cái lồng về để khi nào cha mẹ già con cũng sẽ mang cha mẹ lên núi.

Nghe thế cặp vợ chồng này vô cùng hoảng hốt và khiên cha mẹ về.


 
Bài viết dựa vào bài giảng "Chăm sóc người già”
Đại Đức Thích Phước Tiến