CHÙA BẮC ÁI

Sau một thời gian Cụ thuyết phục được Đại uý Pháp Quenin cho thành lập đạo “Tràng Bạt Độ” và xây dựng ngôi đình đặt tên là Bắc Ai, bên cạnh miếu, dưới sự chứng minh của Ngài Hoằng Thông.

Di tích lịch sử – Văn hoá nghệ thuật
Toạ lạc: Đường Mạc Đỉnh Chi, thị xã Kom Tum.
Trụ trì hiện nay là: Hoà thượng Thích Chánh Quang


Năm Tân Mùi ( 1931) các tỉnh miền Trung bộ bị hạn hán mất mùa liên tiếp, dân tình đói khổ. Vì vậy; cuối những năm 1031 và 1932, cuộc di dân từ các tỉnh Huế,Đà Nẵng, quảng nam, Quảng Ngãi, Bình Định đổ xô vào vùng đất cao nguyên và Kum Tum.

Trong cuộc di dân này 70% đã bị chết đói dọc đường, 30% còn lại đến được miền đất hứa. Họ phá rừng làm nương rẫy, nhưng tại nơi này họ đã gặp bao điều không lường trước đó là thú dữ, nạn rắn hổ mang hoành hành cắn chết vô số người, dân tình hoang mang hoảng sợ, đêm đêm tại vùng đất này xảy ra nhiều hiện tượng rùng rợn.

Do đó; vào cuối năm 1932, cụ Võ Chuẩn lập một miếu thờ tự cho những linh hồn xấu số lấy tên là “Âm Linh Miếu”. Sau một thời gian Cụ thuyết phục được Đại uý Pháp Quenin cho thành lập đạo “Tràng Bạt Độ” và xây dựng ngôi đình đặt tên là Bắc Ai, bên cạnh miếu, dưới sự chứng minh của Ngài Hoằng Thông.
 

Năm Quí Dậu (1933). Triều đình Huế đã ban sắc tứ “ Biển Ngạch” cho đình Bắc Ái. Năm At Hợi (1935) Triều đình Huế đã ăn tứ khâm ban đạo điện tăng công với Kim bài bộ tứ đẳng “Bảo Quốc Huân Chương ”cho ngài Từ Vân ( Ngài là người trụ trì tổ đình Bắc Ai đầu tiên từ năm 1933).

Năm Ất Dậu (1945) Hoà thượng Hoằng Thông công cử Ngài Giác Đạo lên thay Ngài Từ Vân. Năm Đjnh Hợi (1947), công cử thêm Ngài Trần Thân lên Bắc Ai cùng với Ngài Tứ Vân giữ chức giám tự.

Năm Canh Dần (1950). Ngài Trần Thân xin hoàn tục lập gia đình. Cuối năm đó Hoà thượng Thích Trí Hưng cử Ngài Thích An Chánh về trụ trì chùa Bắc Ai đến năm 1990. 
 

Tổ đình, chùa Bắc Ai là một ngôi chùa cổ của tỉnh KonTum, còn nguyên vẹn như thưở ban sơ, kiến trúc theo lối chùa cổ Việt Nam.

Điều đặc biệt của ngôi chùa này là chánh điện thờ một tấm bia ghi công đức của ngài Đại uý Pháp Quenin, và trụ gỗ Cà Chít biểu tượng 7 đầu lâu của sỹ quan Nhật Hoàng tự vẫn cắt đầu tại sân chùa cuối thế chiến thứ 2, gian giữa tôn trí tượng Đức Adi Đà, tượng đức Đại Thế Trí và bộ độc Lư.

                                                                                       

Bài và ảnh – Đình Quang