Chùa Địa Ngục trước nguy cơ bị di dời

Chùa Địa Ngục nằm giữa đại ngàn núi rừng Tam Đảo, không ai biết ngôi chùa có từ khi nào, một điều chắc chắn nó đã bị quên lãng một thời gian quá dài, nhưng thông tin lưu truyền về ngôi chùa ấy thì vẫn còn đâu đó trong quá trình phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam

Cho tới năm 2008, sau một đêm nằm mơ thấy đốm sáng trong rừng Tam Đảo sư thầy Thích Thanh Toàn đã cùng với một nhóm người đi vào rừng theo lối chùa Tây Thiên, sau nhiều lần đi đi lại lại tìm kiếm nhiều ngày liền trong rừng, đến lần thứ 7 thì sư thầy cùng đoàn người đã tìm thấy dấu tích của ngôi chùa Địa Ngục, mọi thứ đã đổ nát chỉ còn lại nền móng của một hoang tích.
 

Chùa Địa Ngục nằm trong khu rừng phòng hộ Tam Đảo chỉ còn lại nền móng cũ đổ nát

Những truyền thuyết về chùa Địa Ngục

1) Trong sách Kiến văn Tiểu lục, nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến Địa Ngục tự: “Chùa vuông vắn, phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt bên trên có viên đá khắc chữ triện là: “Địa ngục tự” (chùa địa ngục) không biết xây dựng từ thời nào?”.

Cùng với các danh thắng khác như suối Bạc, khe Giải Oan, chùa Tây Thiên, chùa Đổng Cổ, Đền Bà chúa Thượng ngàn hợp thành vùng đất linh thiêng núi Tam Đảo.

2) Tác giả Thích Kiến Nguyệt trong tài liệu "Tây Thiên - Chiếc nôi của Phật Giáo Việt Nam" đã khẳng định: "Tây Thiên phát xuất từ ý nghĩa nơi các nhà sư "Tây Thiên" từ Ấn Độ đến tu hành. Vì theo trong kinh từ Tây Thiên chỉ cho nước Ấn Độ, cũng như từ Đông Độ chỉ cho nước Trung Hoa. Tác giả Thích Kiến Nguyệt cũng cho rằng: chùa Địa Ngục là một trong những chùa cổ nhất của thiền phái Tây Thiên tại Việt Nam.


Sách Kiến văn Tiểu lục, nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến Địa Ngục tự: “Chùa vuông vắn, phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, cánh cửa hai bên khóa chặt lại bằng khóa sắt bên trên có viên đá khắc chữ triện là: “Địa ngục tự” (chùa địa ngục) không biết xây dựng từ thời nào?”

3) Cũng có những huyền sử cho rằng chùa Địa Ngục có từ những năm 43 thời Lĩnh Nam

Thời Lĩnh Nam, có vị tăng giả Nan Đà từ Tây Trúc theo đường biển vào đến Lĩnh Nam. Anh hùng Lĩnh Nam đều rất tin và nhiều vị bái sư. Kiến thức về thiền môn đã góp phần đưa kiến thức về tự nhiên đạo học của Lĩnh Nam lên một tầng cao mới. Lĩnh Nam là nơi xuất xứ của Đạo Lão, Lão Tử là người Lĩnh Nam.

Lĩnh Nam có nhiều điều huyền bí, nhiều cánh cổng linh giới được tạo thành bởi các nếp gấp thời không tạo ra bởi các địa hình. Vậy nên tăng giả đã quyết định ở lại Tam Đảo, lập ra Am tự. Chùa Địa Ngục có tên là Nirvana - Niết Bàn Tự. Nhưng Niết Bàn cũng là tên gọi khác của Địa Ngục. Đi vào cõi chết có thể là niết bàn của Thiền Sư không còn vấn vương sự đời cõi Ta Bà, hoặc có thể là Địa Ngục của thường nhân đầy những vấn vương. Đồng thời, các tướng lĩnh Đông Hán và Lĩnh Nam bị chết trận, bị ám sát... đều cần nơi siêu thoát.


Chùa Địa ngục Tam Đảo có hòn đá khổng lồ như hình tượng nằm bên hông chùa chính là nơi trấn yểm.

Do đó, Lĩnh Nam Công Trần Tự Sơn xuống tóc nhận Tăng Giả Nan Đà làm Thầy với pháp danh Nghiêm Tử Lăng và ẩn tu tại chùa Địa Ngục. Ngày ngày siêu độ cho các bằng hữu Hán - Việt. Sở dĩ Nghiêm Tử Lăng làm điều đó được vì ông là người ở cả hai phe. Vì không thể đứng về phe nào nên buộc phải đi tu. Vậy nên sự tích chùa Địa Ngục có từ những năm 43 thời Lĩnh Nam, có thần tích là vậy.

Hòn đá khổng lồ như hình tượng nằm bên hông chùa chính là nơi trấn yểm. Trong số các ác thần đang bị trấn nơi đó, có nguyên thần của Mã Viện và Lê Đạo Sinh (cầm đầu nhóm phản bội Trưng Đế) Nghiêm Tử Lăng và Nan Đà dùng chính nguyên thần của mình để kiềm chế và phong ấn (hy sinh thân xác) Nên sau khi họ vào Niết Bàn, và dân Việt được Hồ Đề dẫn về Tây, nơi đó rơi vào quên lãng, trở thành Rừng Ma Ao Dứa cả ngàn năm.

Chùa Địa Ngục trước nguy cơ bị di dời
 
Mặc dù được tìm thấy từ năm 2008, nhưng do nằm trong phạm vi rừng Quốc gia nên ngôi chùa này không được phép phục dựng lại, hiện nay vẫn chỉ là những cọc cây gỗ rừng phủ tạm bạt và những tấm tôn để che mưa, che nắng.
 

Chùa Địa Ngục - Tam Đảo do nằm trong phạm vi rừng Quốc gia nên ngôi chùa này không được phép phục dựng lại

Nằm ở độ cao 1140m so với mực nước biển, với địa thế dựa núi, phía trước là một dải bằng phẳng nhìn thẳng về phía đồng bằng Sông Hồng, đây cũng chính là nơi mà dự án Tam Đảo II nhắm tới để xây dựng khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và sòng bài.

Trong trường hợp xấu nhất, ngôi chùa cổ này sẽ phải di dời ra một nơi khác để nhường chỗ cho những siêu dự án. Nếu mùa xuân này các bạn đến Tây Thiên, hãy lên chùa Địa Ngục thắp một nén nhang!
 

Xót xa trước cảnh ngôi chùa cổ có nguy cơ bị xóa xổ hoàn toàn

Tên Chùa Địa Ngục nhưng không phải vậy, vì chùa nằm sâu trong rừng âm u nên lấy sự âm u để đặt tên chùa. Đường đi khá xa nếu không có sức bền... nhiều chỗ như là nguyên sinh đi rất thích, dọc đường thỉnh thoảng có treo cờ nhìn hơi âm u (chắc cũng thử lòng người đi).

Cảnh chùa thì rất đơn sơ, nhưng như vậy mới đúng với cảnh của Đạo Phật.. Đức Phật người dạy cho chúng sanh biết Buông Bỏ, để phá vỡ sự Vô Minh chứ không dạy chúng sanh Cầu- Cúng- Xin như ngày nay... (Người trải nghiệm:Phạm Thanh Danh)
 

Bài viết: "Chùa Địa Ngục trước nguy cơ bị di dời"
STĐ/ Vườn hoa Phật giáo