Cứ sống hết mình, đừng sợ vô danh

Trong cái vô cùng tận, những gì nhỏ nhất nếu thực sự đáng trân quý vẫn không bị bỏ sót. Hàng ngày vẫn có bao nhiêu nhà thông thái cùng nhiều tiền của để ra để nghiên cứu những công trình nghìn năm trước của tiền nhân, những kiến trúc có giá trị lịch sử và thẩm mỹ, có ai quên đâu? Bạn có thấy lý thú khi vai dòng thơ thật ngắn xuất xứ xa lắc vẫn hiện diện trên trang giáo khoa bây giờ?


Người ta thường dùng  hình tượng hạt cát và sa mạc để chỉ thân phận bé nhỏ- vô cùng bé nhỏ của con người trong thế giới, trong chiều kích không gian – thời gian vĩ đại khôn cùng. Và điều đó không hề sai, con người, cá nhân, quả thực nhỏ bé. Từ đó, nỗi sợ “không ai biết”, lọt vào vô danh..cũng là có thực, trong khi tâm lý có nhu cầu tự nhiên và mãnh liệt khẳng định bản thân, và cũng có cuộc chạy đua “khẳng định mình” muôn màu muôn vẻ.
    
Để ý sẽ thấy thú vị: trong chiều kích không gian – thời gian vô cùng, những gì có giá trị thực sự không hề bị lãng quên dù tồn  tại nghìn nghìn năm trước hay ở sâu thẳm biển xanh rừng sâu. Ngày xưa để lại những câu chuyện bậc ẩn sĩ thâm sơn cùng cốc vẫn có nhiều người lặn lội tìm đến vấn an và tham vấn. học đạo. Khi trai có ngọc, dù dưới đảy  biển sâu hun hút người ta vẫn hiểm nguy tìm thấy, và cây có trầm ở rừng sâu .... Đọc thời sự bây giờ có bao nhiêu cô cậu nhà nghèo ở vùng xa xôi nhất nước, kiên trì học tập vẫn nức tiếng, nào có vô danh?
    
Ngẫm nghĩ thấy hay: trong cái vô cùng tận, những gì nhỏ nhất nếu thực sự đáng trân quý vẫn không bị bỏ sót. Hàng ngày vẫn có bao nhiêu nhà thông thái cùng nhiều tiền của để ra để nghiên cứu những công trình nghìn năm trước của tiền nhân, những kiến trúc có giá trị lịch sử và thẩm mỹ, có ai quên đâu? Bạn có thấy lý thú khi vai dòng thơ thật ngắn xuất xứ xa lắc vẫn hiện diện trên trang giáo khoa bây giờ?
    
Đừng sợ vô danh, cái gì có giá trị luôn lấp lánh....