Tự tử là thất bại giữa sống và chết

Chết là một sự khởi đầu.

Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống. 
 

Vì đơn giản khi vừa sinh ra, rồi lớn lên, con người đã bị lập trình theo biết bao nhiêu quy định: gia đình, nhà trường, xã hội và tôn giáo,... rồi được vận hành bên trông cấu trúc vật lý là thân xác. Biết bao nhiêu gò bó. Biết bao nhiêu kiềm toả. Khi đã chết, Tâm thức thoát khỏi thân xác, thoát khỏi những quy định, thoát khỏi những ràng buộc của đạo đức, của tín ngưỡng, của những tổ chức tôn giáo. Tâm thức sẽ vận hành theo cách của nó. Tự do rất nhiều. Chủ động rất nhiều. Sáng tạo rất nhiều. Điều duy nhất điều kiện hoá Tâm thức là những thói quen mà con người đã gieo vào dòng Tâm thức.

Chỉ con người ngu xuẩn, vô minh mới từ bỏ Cuộc sống. Họ đã đồng nhất bản thể của mình với Vật chất, đồng nhất bản thể của mình với thân thể, đồng nhất bản thể của mình với suy nghĩ, đồng nhất bản thể của mình với cảm xúc,... Khi một trong những cái đó bị tổn thưong, khi một vài thứ trong những cái đó bị tổn thương, khi tất cả những cái đó bị tổn thương; họ không chịu đựng được và đã ngu xuẩn từ chối cuộc sống.

 1. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ; được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776; đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln; cũng đã ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Zimbabwe. Trong Bản Tuyên ngôn có đoạn viết nổi tiếng: "... Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc..."

Đó là tư tưởng chính của Bản Tuyên ngôn, được dựa trên tư tưởng của John Locke, triết gia người Anh, thế kỷ 16. Theo John Locke, quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, sống tự do và sống hạnh phúc. Chính tư tưởng này đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho Bản Tuyên ngôn, cho cả quốc gia giàu có và hùng mạnh, Hoa kỳ. Nhưng John Locke, ông ta và những người đại diên của 13 thuộc địa Bắc Mỹ khi tham gia viết Bản tuyên ngôn này, rồi cũng như các Lãnh tụ của Việt Nam, Zimbabwe và rất, rất nhiều người khác, họ đã bỏ quên một quyền khác. 

Đó là quyền được chết, chết an bình và chết hỷ lạc. Họ đã bỏ lỡ. Cái quyền này không kém phần quan trọng hơn cái quyền kia. Nếu bạn đi vào trong, nếu bạn không tư duy nữa, nếu bạn bắt đầu đi vào con đường tìm kiếm... thì dường như cái chết lại có nhiều màu sắc sinh động hơn, đa diện hơn cuộc sống. Vì đơn giản: Sống và Chết là hai mặt của đồng tiền; là một cặp Nhị nguyên. Tự tử là sự thất bại của cả Sống và Chết. 

2. Tôi không coi tự tử là một tội ác. Nhưng tôi chống lại tự tử. Chống lại tự tử vì sự ngu xuẩn, vì sự vô tích sự của nó. Tự tử là vô dụng. Tự tử là vô minh. Điều đầu tiên: Tự tử là thất bại của cuộc sống. Cuộc sống của một con người, là món quà của Vũ trụ, món quà của Tự nhiên, món quà của Thượng đế trao tặng. Nó quý giá vô cùng. Tại sao lại từ bỏ nó. Chỉ con người ngu xuẩn, vô minh mới từ bỏ nó, từ bỏ Cuộc sống. Họ đã đồng nhất bản thể của mình với Vật chất, đồng nhất bản thể của mình với thân thể, đồng nhất bản thể của mình với suy nghĩ, đồng nhất bản thể của mình với cảm xúc,... Khi một trong những cái đó bị tổn thưong, khi một vài thứ trong những cái đó bị tổn thương, khi tất cả những cái đó bị tổn thương; họ không chịu đựng được và đã ngu xuẩn từ chối cuộc sống. Họ nhẩy từ trên núi xuống, họ nhẩy từ những nóc toà nhà cao tầng xuống, họ uống thuốc độc, họ tự mổ bụng... có cả vạn lần cách thức mà họ tự tử. Không có cách thức nào đi tới cái chết có thể coi là đẹp, trong những cách thức đó. Tự tử chỉ là sản phẩm của một cuộc sống thất bại; và thất bại trong cách nó đi tới cái chết.

Hãy bắt đầu về một câu chuyện về cuộc đời của một người võ sỹ samurai chân chính cuối cùng, Saigō Takamori. Saigō Takamori (Takanaga, 23/1/1828 - 24/9/1877) là một trong những samurai giàu ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nhật bản. Ông sống vào cuối thời Edo, đầu thời Minh Trị. Huyền thoại nói rằng, để kết thúc cuộc đời, ông đã thực hành nghi lễ seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương. Ông đã từng đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy quân đội Satsuma đóng tại Kyoto. Trong cuộc chiến Boshin, Saigō chỉ huy quân đội Thiên hoàng trong trận Toba-Fushimi, và dẫn quân đội Thiên hoàng tiến đến Edo, nơi ông chấp nhận sự đầu hàng của thành Edo từ Katsu Kaishu. 

Dưới triều Minh Trị, Saigō vẫn giữ vai trò trọng yếu, và sự đóng góp của ông là rất cần thiết trong việc phế phiên, lập huyện và thành lập quân đội theo nghĩa vụ. Ông chủ trương rằng Nhật Bản nên khai chiến với Triều Tiên, nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của các lãnh đạo khác. Ông từ bỏ mọi vị trí trong chính quyền của mình và trở về quê nhà Kagoshima. Rồi, không lâu sau đó, một học viện quân sự tư nhân được thành lập ở Kagoshima cho các võ sĩ samurai trung thành cũng đã từ bỏ vị trí của mình để đi theo ông từ kinh đô Tokyo. Những võ sĩ bất mãn này dần thống trị chính quyền Kagoshima. Lo sợ một cuộc nổi loạn, triều đình cử một tàu chiến đến Kagoshima để dỡ vũ khí từ kho súng Kagoshima. Thật mỉa mai, chính hành động này đã khai mào cho các vụ giao chiến công khai. Hốt hoảng vì cuộc nổi loạn này, Saigō bị thuyết phục miễn cưỡng lãnh đạo cuộc nổi dậy Satsuma chống lại triều đình trung ương (Chiến tranh Tây Nam).

Cuộc nổi dậy bị đè bẹp sau vài tháng bởi Lục quân Đế quốc Nhật Bản, một đội quân đông đảo bao gồm 300.000 sĩ quan samurai và binh lính nghĩa vụ và hiện đại hơn về vũ khí. Kết thúc cuộc nội chiến, kết thúc một cuộc đời nhiều ảnh hưởng, để lại cho hậu thế nhiều huyền thoại. Theo tài liệu từ những thuộc hạ (của ông) nói rằng ông đã đứng thẳng mà thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương. Ông ấy đã thực hành một nghi lễ đi đến cái chết của các samurai. Có phải vì cuộc đời nhiều ảnh hưởng, nhiều huyền thoại hay vì hành vi seppuku mà ông đã trở thành người võ sỹ samurai chân chính cuối cùng? Seppuku hay Harakiri có nghĩa là tự mổ bụng, một nghi thức xưa của các samurai Nhật bản. Nghi thức bắt đầu, người samurai được tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn thức ăn khoái khẩu. 

Anh ta ăn mặc theo lễ nghi với cây kiếm đặt trước mặt; ngồi trên những tấm vải đặc biệt, dụng cụ thực hiện nghi thức mổ bụng được đặt trên một cái đĩa. Anh ta còn chuẩn bị cho cái chết của mình bằng cách viết một bài thơ từ thế cú. Hỗ trợ anh ta, có một người Kaishakunin, hay giới tá nhân, người sẽ chém đầu người Samurai đã mổ bụng sau khi anh ta đã thực hiện xong nghi lễ Sepukku; đứng cạnh bên. Người Samurai sẽ cởi áo Kimono, lấy thanh kiếm ngắn Wakizashi hay con dao (tanto) và đâm vào bụng, cắt theo một đường từ trái sang phải. Người kaishakunin sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai. 

Do đây là một kĩ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nên người làm việc này thường là 1 kiếm sĩ lão luyện. Thường 1 nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai. Thường, một Samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất thủ hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Mổ bụng tự sát đã được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối.

Có hai vấn đề ở đây. Thứ nhất nếu không có sự kiện thất bại, sẽ không có mổ bụng tự sát. Thất bại mới phản đối. Thất bại mới mổ gụng tự sát. Thứ hai, đó là vấn đề danh dự! Tôi nói là danh dự. Bạn nói là danh dự. Tất cả chúng ta đều nói là danh dự. Nó đúng là danh dự. (Vì ngay tại thời điểm này, và trong toàn bộ lịch sử loài người, và cả những thời gian sau này còn có rất nhiều, rất nhiều những con người không có danh dự. Họ cố gắng níu bám vào vật chất, níu bám vào quyền lực, níu bám vào chức quyền, làm cả những điều vô xỉ, chúng ta không nói đến những con người này). Danh dự, đáng tôn vinh lắm chứ! Nhưng danh dự nó thực sự chỉ là bề mặt. Bản ngã, cái tôi đã được đánh bóng lên, dưới bề mặt của danh dư. Bản ngã, cái tôi đã được làm sáng lên sau hành vi Seppuku. Sự loé sáng của bản ngã, của cái tôi sau hành vi Seppuku như một sự an ủi nhiều hơn! Nó chỉ là vậy thôi. Một niềm an ủi cho danh dự bị tổn thương.

Câu chuyện thứ hai, là chuyện tình nổi tiếng trong vở kịch của William Shakespeare, Romeo và Juliet. Vở kịch được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn, kể về một mối tình oan trái, xảy ra tại thành Verona, nước Ý, thời Trung Cổ. Hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet. Do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đôi trai gái này đã bí mật đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence làm lễ cưới. Sau đó đã xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ trở nên sâu sắc hơn. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. 

Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi đày. Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo, thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử, đi theo người tình. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn.

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ. Sự thức tỉnh của hai dòng họ Montague và Capulet không phải đến từ cái chết của Romeo và Juliet, không phải đến từ hành vị tự tử của đôi bạn trẻ này. Cái chết vô minh không thể tạo nên kết quả đẹp. Romeo và Juliet không chết, sẽ còn nhiều cái chết khác xảy ra, và hai dòng họ này vẫn cứ thù oán nhau. Đừng nhầm lẫn. Đấy là nỗi đau. Đấy là sự ô nhục. Romeo chết và Paris cũng chết!

Sự thức tỉnh đến từ Tinh yêu thuần khiết của đôi bạn trẻ. Tình yêu đẹp đó không liên quan gì tới hận thù. Đáng nhẽ ra đôi bạn trẻ phải tận hưởng hạnh phúc của mình. Nhưng rồi họ đã không được nhận. Họ đã phải chết bên nhau. Shakespeare đã cho họ chết bên xác nhau. Hai dòng họ thức tỉnh, xoá bỏ hận thù để những Tình yêu đơm hoa kết trái. Vị Phật đã toả hương trong lòng họ. Vị Phật đã đến từ Tình yêu. Tự tử chả có gì liên quan! Xin đừng nhầm lẫn. 

3. Tôi chống lại tự tử còn vì cách nó đi tới cái chết. Trong cuốn sách The Tibetan book of Living and Dying, được dịch giả Trí Hải dịch ra tiếng Việt với tựa đề Tạng thư Sinh Tử, Lama Sogyal Rinpoche đã kể về nhiều cái chết của các vị Lama. Một trong số đó là cái chết của Lama Tseten, như sau: "Cái chết của Lama Tseten là một bài học sống động. Ông là thày của bà Khandro Tsering Chodron, người "vợ" tâm linh của thày tôi... Ông tuổi ngoài lục tuần, khổ người khá cao và tóc đã hoa râm. Ông luôn toả ra một một sự trìu mến thân thương không chút gắng gượng. Ông là một Thiền giả tu luyện cao, chỉ cần ở bên cạnh ông cũng đem lại cho tôi một cảm giác thanh bình và trong sáng..."

Ông đã chết một cách phi phàm. Mặc dù có một tu viện gần đây, ông không chịu tới, bảo rằng, không muốn để lại cho người ta một cái xác phải thu dọn. Bởi thế chúng tôi dựng lều trại thành vòng tròn như thường lệ. Khandro săn sóc cho ông. Chỉ có tôi và bà có mặt trong lều của ông, khi ông cất tiếng kêo bà sang. Ông nói nhẹ nhàng với Khandro: Này con, điều đó chuẩn bị xảy ra. Ta không còn gì để khuyên bảo con thêm nữa. Con rất tốt, ta lấy làm hoan hỷ về con. Bà Khandro chạy ra khỏi lều, nhưng ông nắm tay áo bà lại, nói: Con đi đâu. Bà nói: Con đi gọi Rinpoche. Ông mỉm cười: Chớ làm phiền ông ấy, không cần thiết. Ông đưa mắt nhìn lên trời rồi chết. Khandro rời khỏi tay ông và chạy vội ra gọi thầy tôi.

Tôi ngồi bất động, kinh ngạc khi thấy một người đối mặt với cái chết với thái độ bình thản... Khandro đã đi mời thày tôi, Jamyang Khyentse. Tôi không sao quên được lúc ông khôm lưng để bước vào căn lều. Ông nhìn Lama Tseten, rồi nhìn sâu vào đôi mắt và bắt đầu khúc khích cười. Ông bảo: Lagen (Lama già) đừng có trong trạng thái đó. Bây giờ tôi mới hiểu rằng, thày tôi đã nhìn thấy Lama Tsetenđang thực hiện một hành vi Thiền định đặc biệt để hoà hợp Bản chất của Tâm và Không gian của Thực tại. Trạng thái đó sẽ được duy trì nhiều ngày cho đên khi ông ấy chết hẳn. Ông nói tiếp: Ông biết chứ Lagen, nếu ông nhập định này, thì đôi khi có vài chướng ngại có thể phát sinh. Nào, ta sẽ hướng dẫn ông. Sửng sốt, tôi quan sát những gì xảy ra kế tiếp, và nếu không phải chính mắt mình trông thấy, thì tôi sẽ không bao giờ tin. Lama Tseten sông lại. Rồi thày tôi ngồi bên cạnh ông, hướng dẫn cách thức ông đi vào cõi chết...

"Cái chết của Samten (một nhà sư Tây tạng khác, Minh Đạt chú thích) đã dạy cho tôi mục đích của sự tu hành; cái chết của Lama Tseten cho tôi thấy rằng, những hành giả thuộc tầm cỡ như ông lúc sinh thời vẫn ẩn dấu những khả năng kỳ diệu, và đôi khi chỉ bày tỏ chúng một lần mà thôi, vào lúc chết. Mặc dù còn bé xíu, khi đó, nhưng tôi cũng hiểu rằng, có một sự lhasc nhau rõ rệt giũa cái chết của Samten và của Lama Tseten. Đó là sự khác nhau giữa cái chết của một thày tu tử tế có hành trì lúc sinh thời, và cái chết của một hành giả có nội chứng Tâm linh sâu xa hơn nhiều. Samten đã chết một cái chết bình thường và chết trong đau đớn, nhưng với sự bình an của đức tin; còn cái chết của Lama Tseten là một sự thi triển thần thông của sự làm chủ Tâm ý".

Một tác phẩm khác cũng nói về vấn đề này, là Peaceful, Death Joyful Rebirth của Lama Tulku Thondup, dịch giả Nguyễn Văn Nghệ dịch ra tiếng Việt với tựa đề Chết An bình, Tái sinh Hỷ lạc. Cả hai tác phẩm này, các Lama muốn trao truyền cho mọi người làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của Cuộc sống, làm sao có thể chấp nhận Cái chết, và làm sao có thể giúp đỡ người sắp chết và người đã chết. Mọi truyền thống Tôn giáo lớn nhất của Nhân loại, dĩ nhiên trong đó có cả Cơ đốc giáo, đều thừa nhận rằng, chết không phải là hết. Các Tôn giáo đều nói đến một viễn cảnh về đời sắp đến. Phật giáo Tây tạng, có thể chia toàn thể Hiện hữu của Con người thành bốn thực tại liên tục nối tiếp nhau. Đó là: (1) Cuộc sống. (2) Hấp hối và Chết. (3) Sau khi Chết. (4) Tái sinh. Bốn giai đoạn này được gọi là bốn Bardo. Tri thức về Cái chết không chỉ có người Tây tạng. Người Ai cập cổ đại đã rất hiểu biết về vấn đề này. Theo truyền thuyết Sách về cái chết của người Ai cập, hay còn gọi Sách hướng tới Ánh sáng là một bản sơ đồ chỉ dẫn, để người chết có thể chọn chỗ Tái sinh. Kinh nghiệm của phần lớn các Tôn giáo về Chết rất quan trọng.

Chết là một phần tự nhiên của Sống. Chết là một Bardo của Hiện hữu. Chết là một thực tại liên tục nối tiếp nhau, cùng với Sống. Những khuynh hướng tinh thần, những tư tưởng quen thuộc mà con người đã tạo ra và nuôi dưỡng khi sống, sẽ được tiếp nối sau khi chết. Nếu đã sống thanh thản và vui vẻ, những hành vi luôn biểu lộ sự an lạc, những lời nói nhẹ nhàng, những hành động thiện lành, tạo nên sự tin cậy an lành và ấm áp với người xung quanh,... Thì khi chết, con người đó xa lìa được những câu thúc của thân xác, những hạn chế về văn hoá, những ảnh hưởng của môi trường, những biến động của thời cuộc,... và sẽ tự do tận hưởng sự an lạc, vốn là những thuộc tính thực sự của Tâm thức.

Nhưng nếu con người đã sống chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, như lòng hận thù, như nhưng tư tưởng bạo hành, như những cảm giác sợ hãi,... sự yên bình không có cơ hội hé rạng trong tim, sự đau khổ trở thành nguồn đau khổ và sân hận cho những người xung quanh; thì khi chết làm sao con người đó có thể thấy an bình. Con người đó sẽ gặp lửa, những ngọn lửa bừng bừng, sẽ gặp bão giông và mù mịt đêm đen. Đó chính là địa ngục, một biểu hiện của lòng sân hận của chính con người đó. Đó chính là Nghiệp, karma, đó chính là quy luật Nhân Quả Tự nhiên.

Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống. Vì đơn giản khi vừa sinh ra, rồi lớn lên, con người đã bị lập trình theo biết bao nhiêu quy định: gia đình, nhà trường, xã hội và tôn giáo,... rồi được vận hành bên trông cấu trúc vật lý là thân xác. Biết bao nhiêu gò bó. Biết bao nhiêu kiềm toả. Khi đã chết, Tâm thức thoát khỏi thân xác, thoát khỏi những quy định, thoát khỏi những ràng buộc của đạo đức, của tín ngưỡng, của những tổ chức tôn giáo. Tâm thức sẽ vận hành theo cách của nó. Tự do rất nhiều. Chủ động rất nhiều. Sáng tạo rất nhiều. Điều duy nhất điều kiện hoá Tâm thức là những thói quen mà con người đã gieo vào dòng Tâm thức.

Điều dễ hiểu, khi Tâm con người đầy hỷ lạc, thì tất cả những gì nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận được đều mang lại sự vui vẻ và hoan hỷ. Nhưng khi Tâm con người đang giận dữ, thì bất cứ điều gì đưa đến, cũng là đưa đến sự khó chịu. Nhưng phản ứng này xảy ra mạnh mẽ hơn, trực tiếp hơn, vào lúc khi con người chết; vì đơn giản là rất nhiều ràng buộc và giới hạn đã bị phá bỏ. Nếu khi chết, con người bị chi phối bởi tham sân si, thì Tái sinh sẽ vào nơi của Chiến tranh, dịch bệnh, nạn đói và những hiện tượng khủng khiếp khác. Nếu khi chết, giống như khi con người đã từng sống, tràn ngập lòng thương yêu, từ bi và an lạc; thì Thế giới mà con người đó hiển thị như một thế giới của an bình và hỷ lạc. Sự khuyếch đại này, Phật giáo gọi đó là Cận tử Nghiệp. Đó chính là lý do mà tôi chống lại tự tử còn vì cái cách đi tới cái chết của nó.

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những Tác giả và Dịch giả của các bài viết, bài nói mà chúng tôi đã sử dụng để làm tư liệu và cảm xúc để viết bài này; xin chân thành hồi hướng công đức nhỏ bé của mình tới Quý vi. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Chứng minh sư Bồ Tát Ma ha tát.

Nguồn tincaytinhyeu.wordpress.com.