Hương vị gia đình

Ngày mai, khi bước tiếp hành trình cuộc đời, hẳn chúng tôi cũng sẽ họp lại, chia sẻ và truyền lửa cho nhau khi nhắc đến hương vị gia đình.


Lúc xưa, tôi vẫn hay ra vườn, cùng các bạn trong xóm hái vài trái ổi, rồi một chén muối, tí bột ngọt, ớt cay xè…đứa nào đứa nấy ăn không “phanh”. Giờ vẫn thấy cảm giác thật tuyệt.

Mỗi lần xa quê tôi lại nhớ đến những buổi chiều đầy gió và có chút “khói lam chiều”, một cảm giác buâng khuâng không nào tả siết. Bọn sinh viên chúng tôi – những người ở tỉnh, hầu hết đều có chung một nỗi nhớ quê nhà trong cái nét rất riêng của gia đình mỗi đứa. Chúng tôi gặp nhau và tụ họp về đây trong ngôi nhà chung tại Sài Gòn. Một mảnh đất của cuộc sống khác hẳn: nhộn nhịp, năng động và đầy thử thách.
Đứa nào cũng tất bật trong công việc và sự học của mình. Những hầu như cuối tuần, chúng tôi luôn ngồi lại bên nhau và kể: quê anh, quê tôi… anh nhớ món ăn nào nhất, ai thường nấu ăn trong gia đình anh?

Chúng tôi hay đùa bằng câu hát “ Từ xưa đến này, dù đi chốn nào, lòng người luôn nhớ thương, ngày hạnh phúc xưa, rồi ngày mai đến niềm hạnh phúc không phai mờ. Mái ấm gia đình…”

Tôi cười và bảo: bột ngọt à… Lúc xưa, tôi vẫn hay ra vườn, cùng các bạn trong xóm hái vài trái ổi, rồi một chén muối, tí bột ngọt, ớt cay xè…đứa nào đứa nấy ăn không “phanh”. Giờ vẫn thấy cảm giác thật tuyệt. Mẹ cũng bảo: nấu ăn là một nghệ thuật, và người nấu ăn là một nghệ sĩ, phải biết nêm gia vị gì, lúc nào, còn tôi thì thêm vào quan trọng hơn là ăn cùng ai.

Rồi bạn tôi lại thao thao bất tuyệt về gia vị: không có bữa ăn nào không có bột ngọt, không có muối và tiêu. Rồi lý giải: “giống cuộc sống vậy đó, có vị ngọt, mặn và cay, em à”

Anh lại thách thức bằng một câu hỏi: “Thế Umami là gì? Đó ai biết”…Chúng tôi ngẩn ngơ. Rồi anh bảo: Umami – vị ngọt dịu nhẹ, cơ sở của sự ngon miệng, theo cách gọi truyền thống là vị ngọt thịt, đóng vai trò nền tảng tạo nên vị ngon cho món ăn. Vị Umami được tạo ra chủ yếu bởi một loại axit amin là glutamate và có thể tăng lên nhiều lần khi được kết hợp với các thực phẩm chứa các nucleotit khác là inosinate và guanylate.

Tôi phán lên, chẳng liên quan, đang gia vị mà Umami gì. Bạn tôi cười: “Umami là vị của bột ngọt đó! Lịch sử ra đời của bột ngọt gắn liền với một khám phá quan trọng của một nhà khoa học Nhật Bản những năm đầu thế kỉ 20. Đó là việc khám phá ra vị cơ bản thứ năm, vị umami, của giáo sư Kikunae Ikeda, trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản. Từ khi nhận ra vị ngọt rất đặc trưng trong dashi – món nước dùng truyền thống Nhật Bản nấu từ tảo bẹ; cùng với việc khám phá ra glutamate trong tảo bẹ là nhân tố chính tạo nên vị ngọt hài hòa đó, giáo sư Ikeda đã nỗ lực nghiên cứu để tạo ra một loại gia vị mới có thành phần glutamate nhằm mang đến vị umami – vị ngon ngọt cho thực phẩm.

Bắt đầu từ việc trích ly glutamate từ tảo bẹ cho đến việc nghiên cứu tạo ra glutamate tinh khiết hơn từ nguyên liệu bột mì kết hợp với việc thử nghiệm các loại muối của glutamate khác nhau, năm 1909 là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của bột ngọt với thành phần chính là natri glutamate. Bột ngọt nhanh chóng được ưa chuộng vì giúp món ăn ngon hơn một cách dễ dàng và đơn giản. Chính vì thế, phát minh ra bột ngọt được xếp là một trong 10 phát minh quan trọng nhất của Nhật Bản cho tới tận ngày nay.

Cuối hôm đấy, chúng tôi lại ấm lòng sau khi chia sẻ về quê hương và bữa ăn giản dị từ người thân. Ngày mai, khi bước tiếp hành trình cuộc đời, hẳn chúng tôi cũng sẽ họp lại, chia sẻ và truyền lửa cho nhau khi nhắc đến hương vị gia đình.

 
Sưu tầm - Nguồn: vietnamnet