Chùm thơ Nhụy Nguyên

Những bài thơ của tác giả Nhụy Nguyên

 
1. Chuyển ngữ dưới chân đèn
 Sáng mắt ai dịch thành tu?
Vô minh là thấy điểm mù nơi tâm
 
Thai là người mọc từ âm…
Phá là giết cái sự dâm tội trời
 
Một lần hò hẹn chao ôi
Trăm năm tiến hóa chưa thôi nhớ rừng.
 
Chép lời một thiền sư
 
Ở truồng để thoát dương gian
Mặc vô để thấy sắc thân ảo huyền
 
Chữ nhiều thì trôốc đặc đen
Rỗng rang thì chứa cả miền hư không
 
Lụy tình là cuộc bão giông
Vô danh sải cẳng qua sông Niết Bàn.
 
 
2. Cội hiếu
 
Người mẹ sinh con
Đau như đang chết
 
Mùa tuổi
 
Trắng trời tóc mẹ vào thu
Tóc con nhoi nhói mục từ cội xanh.
 
Dấu hỏi (1)
 
Đội ơn sinh thành
Mẹ ơi
Bao giờ con tiến hóa thành Khỉ
Để được tự do
Tung tăng giữa rừng người?
 
Ánh sáng
 
ngọn nến
tủi khổ
gặm xác mình trong đêm.
 
 3. Mặt nạ
 
Đánh rơi mặt nạ
Mặt nào xác nhận
mặt tôi cõi người?
 
Huyết thư
 
Sau kiếp người
Đặt chấm than hay chấm hỏi
Máu khô.
 
Trên cơ thể trái đất
 
Muôn lạch sông lặng lờ chuyển máu
Dòng đời cuồn cuộn gươm đao
Biển nước mắt.
 
Ở khoa Cấp cứu
 
Phận người như dấu chấm than
Xuôi về nghĩa địa vu oan thiên đường
 
Ở Lee Cà phê
 
Ngồi đốt thời gian
Thấy tro cốt chính mình.
 
 
4. Mật âm
 
Vỡ một hồi chuông
Bỗng. Im lìm
Tiếng ngân đau mãi. 
 
Giấc thiền
 
Lũ dế reo
Cửa Không đã khép
 Gió lộng mùi son phấn.
 
Tiếng chuông
 
Làm tan chảy
hình hài của nó.
 
 Dấu hỏi (2)
 
Đội ơn sinh thành
Mẹ ơi
Bao giờ con tiến hóa thành Phật
Để được tự do
Thong dong giữa luân hồi?
 
Cái không
 
Hạt bụi vướng vào chân tâm
vũ trụ
rùng mình
 
Sắc và Không
 
Soi gương
Không thấy mình
 Hạt bụi trên mặt.
 
Ngã
 
Tôi vướng bệnh hiểm
Y học bó tay
Ai lỡ chạm vào
Từ từ nhiễm chết…
 
 6.Thiền họa
 
Phiêu lên tượng Phật
một nét thiện
Tôi đang vẽ ác.
 
Gươm Bát nhã 
 
Phật
Kinh xéo nát lầm mê
Kim Cang đốn Ngã bồ đề cội
Không
 Phác họa về một công án thiền
 Phàm:
“Thánh - Phàm khác biệt gì nhau?”
Thánh:
“Trắng - Đen âu cũng gam màu tinh khôi”.
 Thong dong giữa luân hồi?
 
Lập thiền
 
tôi như con thú hoang sập bẫy-thân-người
 trong mê loạn tuyệt cùng
tôi nhìn ra bóng tối
thấy phận mình đầy cả hư không…