Từ Hiếu thầy về

Chiều ngày 20/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu - Thừa Thùa Huế và đây cũng là nơi thiền sư 50 năm trước thầy sang Pháp khi hiệp định Paris được ký kết (1973).


 
Sau 50 mươi năm đi khắp thế giới truyền bá "Thiền Chánh niệm" Phật giáo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về lần này với mong muốn được sống đến cuối đời ở quê nhà.

Theo PGVN (nguồn baodatviet.vn) "Việc đầu tiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu là bỏ chiếc mũ len (như cởi bỏ mọi phiền não) vào chánh điện lễ Phật và thắp hương lên bàn thờ Tổ khai sơn chùa, cùng chúng đệ tử dạo quanh một vòng sân chùa Từ Hiếu, nơi thiền sư thường sinh hoạt và tu thời niên thiếu".

Sau 50 năm sống ở trời Tây sau khi trở về, thiền sư vẫn giữ được cho mình nếp sống giản dị, không xa lạ với những vị tu hành ở quê nhà"

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thế danh ( Nguyễn Quang Bảo) sinh năm 1926, thầy là một thiền sư đồng thời là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu và là nhà hoạt động cho hòa bình. Sinh ở Thừa Thiên Huế, xuất gia theo thiền tông vào năm 16 tuổi. Thiền sư là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân". Thiền sư đã viết trên 100 cuốn sách, trong đó có 40 cuốn bằng Anh ngữ. Thiền sư là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lưc cho các mâu thuẫn.

Theo đánh giá của báo chí thế giới, thiền sư Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đức Lạt lai Lạt-ma. Mới đây thiền sư vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách "Không diệt, không sinh đừng sợ hãi". Đây là cuốn sách nội dung viết về chân lý Phật giáo rất sâu sắc được coi là tâm huyết gửi gắm của thiền sư Làng Mai.

Sau 50 năm sống xa quê nay trở về Tổ đình Từ Hiếu, thiền sư vẫn giữ được cho mình nếp sống giản dị. Trở về lần này, thiền sư muốn được sống đến cuối đời ở quê nhà... Xúc động trước lần trở về này của Thiền sư, người viết bài này xin có đôi dòng lục bát bày tỏ tấm lòng gửi Thiền sư quý kính, với tựa đề: Từ Hiếu thầy về mong đạo hữu cùng bạn đọc chia sẻ.

Từ Hiếu thầy về

Thầy về Từ hiếu chiều nay
Hương thơm đất mẹ dang tay đón thầy
Phật tử lớp lớp về đây
Có tình huynh đệ quây quần sẻ chia.

Năm mươi măm cảnh xum vầy
Mái chùa Từ Hiếu đong đầy tiếng chim
Thẳm sâu ký ức kiếm tìm
Bước chân thủa ấy vẫn còn dấu in.

Nay về sáng rỡ niềm tin
Từ trong "Chánh niệm"pháp thiền thầy trao
Vô thường bao cảnh gian lao
Thầy về Đất mẹ vui sao ngày nào.

Vẫn mầu áo gụ hanh hao
Nhưng trong sâu thẳm pháp mầu ngời lên
Năm mươi năm chánh pháp truyền
Mới hay chân lý ngời lên thủa nào.

Trời Tây, trời Việt khác đâu
Vẫn trong Chánh niệm vẹn câu quê nhà
"Tùy duyên bất biến"(1) trong ta
Chân như tỏa sáng chẳng pha nét mầu.

 
(Vào Tiết Đông chí Mậu Tuất)
Cư sĩ Nguyễn Đức Sinh/ Vườn hoa Phật giáo

Ghi chú:

(1) Bất biến tùy duyên: đây là câu nói của giáo lý đạo Phật, nghĩa là tùy duyên để phù hợp với phong tục, tập quán theo tín ngưỡng nói chung, chứ không phải thuần chất của giáo đạo Phật. Tùy duyên để phù hợp, nhưng không thay đổi bản chất giáo lý giải thoát của giáo lý này.