Khổ đau là do tự mình làm ra

Trong kinh Pháp Hoa có nói: Nguyện vọng lớn nhất cho sự ra đời của đức Phật là “khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho tất cả chúng sinh”. Đức Phật có mặt trong cuộc đời là nhằm khai tri kiến Phật, nhằm giúp cho chúng sinh nhận ra tri kiến của mình để giác ngộ, để thoát khổ và giải thoát sinh tử. Bởi lẽ Ngài thấy rằng, chúng sanh “Biết khổ đau sao dứt bỏ chẳng đành”

 
Khổ đau có từ đâu?

Đau khổ đến từ những thói quen thông thường mà dục vọng của chúng ta sinh ra trong cuộc đời mà không dễ từ bỏ, không dễ kiềm chế. Những thói quen đó chính là tham, sân, si, ích kỷ. Chúng ta hẳn đã biết những thói quen này nhưng không đủ bản lĩnh để dứt bỏ chúng. Hoặc không nhận diện ra được thói quen này (hay còn gọi là bản năng sống vốn có) nên mãi lao đao, chìm đắm trong sự khổ đau ở bản thân mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Tham nói từ đơn giản như vậy chớ tham nhiều thứ: tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ … Cái đó chúng ta không dễ dàng gì vượt qua và kiềm chế được đâu! Kiềm chế cái này chưa chắc kiềm chế được cái khác, có người không tham ăn thì tham tiền, tham sắc, tham danh hay gì đó, có người không tham danh thì tham cái khác.

Nói chung, vô vàng thứ, mà bây giờ nếu chúng ta học theo giáo lý của đức Phật chúng ta phải từ bỏ các thói quen đó, không dễ tí nào, chừng nào chết bỏ, chứ thật ra bỏ những thói quen đó khó vô cùng.[Biết khổ đau sao dứt bỏ chẳng đành]Biết khổ đau sao dứt bỏ chẳng đành

Minh chứng là sự tích Ăn khế trả bàng, một câu chuyện dân gian nổi tiếng nói về lòng tham khó bỏ của con người. Trong câu chuyện, khi biết người em được con quạ chở đi lấy vàng, người anh đã bắt chước tìm cách tương tự để được con quạ chở đi lấy vàng. Thay vì may túi ba gang theo lời dặn, người anh mấy túi mười hai gang. Đến khi đang bay qua biển, vì số vàng nặng quá, quạ bay không nổi nên kêu người anh bỏ bớt vàng xuống biển. Nhưng anh ta vì lòng tham nên cố ôm chặt túi vàng. Cuối cùng bị ngã xuống biển và chết.

Hay vừa qua, tại Hà Nội xảy ra vụ con trai và con dâu kiện bà mẹ già 81 tuổi mắt kém, tai không còn nghe rõ, được các con dẫn vào phòng xử án. Vì tranh chấp miếng đất chưa đầy 20m2, tình ruột thịt của họ đã sứt mẻ. Hoặc sự việc đại gia Lê Ân kiện con cái về vụ tranh chấp ngôi nhà ở Sài Gòn.

Từ thói quen thông thường, nỗi khổ xuất hiện

Thói quen của lòng tham, sự sân si, ích kỷ không những làm tự thân chúng ta khổ mà còn là cách để kẻ khác dễ dàng lợi dụng. Ở đời, chính cái biết sở thích của con người như vậy cho nên người ta chiêu dụ cái này người  ta hại nhau, người ta lợi dụng nhau, gạt gẫm nhau bằng thói quen của con người.

Trên cuộc đời này ai không tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, tham nhiều thứ … thì không bao giờ bị gạt. Chỉ có khi nào tham mới bị lừa, bị gạt, và bị khổ sai về điều này thôi. Đây là điều đương nhiên. Khổ thì khổ nhưng từ bỏ không được. Cũng như muốn không mỏi tay mà không chịu buông bỏ cục vàng nặng trĩu đang cầm trên tay.

Thấy một ai hơn chúng ta, máu ganh tỵ của chúng ta nổi lên liền. Cho nên ở đây sự thật không dễ dàng kiềm chế cái sân, cái si của chúng ta, nếu dễ dàng kiềm chế thì không ai khổ cả. Chúng ta cứ sống theo thói quen, bản năng và sở thích của chúng ta thì làm sao biết được là mình đang là tật xấu? Mình làm khổ người mình cũng không biết. Mình sống ư hèn mình cũng không biết. Cho nên nếu chúng ta không học Phật chúng ta càng lấn vào sâu trong những thói hư tật, xấu này nữa, mà chúng ta không bao giờ nghĩ đó là những thói hư, tật xấu trong cuộc đời. Một điều chắc chắn là như vậy.

Trên nguyên tắc, hạnh phúc tạm thời của cuộc đời là cái gì?

Sắc đẹp, sức khỏe, tiền tài, thọ mạng. Đây là những cái nhu cầu của con người chúng ta trong cuộc đời. Dù mình không may mắn, không đủ phước báu đẹp thôi, chứ còn sở thích tự thân chúng ta ai cũng thích đẹp mà. Cho nên vì chỗ đó, chỗ ganh tỵ, chỗ hãm hại nhau, người ta lại lấy lưỡi lam rạch mặt là chỗ này.

Tức là nghĩ rằng một người nào đó đẹp, phá hoại hạnh phúc của mình, cho nên tạt axit làm cho nó tàn tạ dung nhan. Tức là biết sở thích của mình là cái gì,nếu muốn trả thù ai thì mình phá hoại ngay chỗ sở thích, mà mình nghĩ đó là như vậy.

Con người thường nếu hãm hại con người, thì họ hay tìm cách làm đau khổ người khác, và người ta dựa vào sở thích của chính họ để họ làm người khác. Họ biết một lời mắng chửi họ đau, thì họ muốn trả thù ai, làm khổ ai, họ phải dựa vào cái mà mình bị đau, họ sẽ làm với người khác.Và họ nghĩ rằng hành động đó sẽ làm người đó đau như suy nghĩ của họ. Sắc đẹp nè, sức khỏe, thọ mạng, đây là những nhu cầu thích.

Ví dụ thọ mạng là một nhu cầu, một nhu cầu đáng sợ của con người đó. Sống tới hơi thở cuối cùng vẫn sống mà. Đi bệnh viện mà mình còn nói câu “còn nước, còn tát” mà, đã đút ống vô thở bằng bình oxi, mạch không còn đặp nữa, càng ngày càng yếu mà vẫn nói “còn nước còn tát” mà. Đó là sự khát khao sự sinh tồn, khát khao sự có mặt trên cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng mà.

Cho nên ai muốn tàn độc, muốn đau khổ, nói chung là để làm khổ người khác một cách đau đớn nhất là đoạn mạng người đó. Đây là tàn ác đỉnh cao. Bởi vì biết rằng nỗi sợ hãi của con người ở điểm này cho nên tìm cách đoạn mạng người khác. Đây là sự tàn ác cay độc nhất.

Con người làm ác không có cái gì khác ngoài sự ham thích của chính mình cả. Ham thích cái gì là bắt đầu suy nghĩ đến người khác. Ngược lại ham thích là đau khổ, cho nên làm cách đó hết, người ác là bằng cách này. Cho nên người nghĩ ác là người đó hay có cuộc sống không được lương thiện và sống không có lợi ích cho cuộc đời. Một điều đương nhiên là như vậy. Còn người suốt đời làm lợi ích cho cuộc đời là không có nghĩ ác ai và không bao giờ hãm hại ai, và rất sợ người ta đau khổ. Cái lương thiện của con người là ở chỗ: Khi mình đau khổ cái gì mình rất sợ người khác khổ như vậy.

Như vậy tiền tài, danh vọng, tất cả những cái này là những nhu cầu trong cuộc đời. Cho nên hạnh phúc tạm thời của con người nó là như vậy. Nhưng học Phật chúng ta mới biết rằng mọi thứ này tạm thời. Bởi khi mắc phải một cơn bạo bệnh xảy ra nơi đời chúng ta thôi thì sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, thọ mạng, ước mơ, tất cả mọi thứ dường như tan nát hết. Khi bệnh nặng, tiền của mà chất cao tới đây các vị cũng không có cảm giác, vàng chất tới mũi các vị cũng không có cảm giác, thức ăn ngon, đủ thứ mà để trước mặt cũng không có cảm giác.