và tìm được 811 bài viết có từ khóa " phật sự "
  • Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức Pháp hội kỷ niệm ngày khánh đản Đức từ phụ A Di Đà Phật

    Dưới sự chỉ đạo của thường trực BTS PGVN tỉnh Hà Tĩnh, ngày 30 - 12 - 2023 ( nhằm ngày 18 - 11 - Quý Mão) tại trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh, xã Hổ Độ, huyện Lộc Hà, ban Hoằng Pháp và ban Hướng Dẫn Phật Tử đã trang nghiêm tổ chức Pháp hội nhân lễ Khánh đản Đức Từ Phụ A Di Đà Phật. Đây là một sự kiện lớn trong chương trình Phật sự những tháng cuối năm.
  • Tuệ Sỹ: Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh

    Kể từ khi được Ông Trần văn Giáp tình cờ phát hiện từ đống giấy vụn của một gánh hàng vụn phế thải, sau đó được công bố bởi trường Viễn đông Bác cổ,[1] Thiền uyển tập anh trở thành tư liệu cơ sở cho các khảo cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên cho đến thế kỷ 13, cũng như các sinh hoạt chính trị, xã hội, tôn giáo nước ta trong suốt thời gian Bắc thuộc.
  • Niệm Phật như thế nào mới hợp với bản hoài của Phật?

    Pháp môn Niệm Phật, quả thật đã ứng hợp với thời cơ, với bản hoài của Phật mà âm thầm đi sâu vào tiềm thức Phật tử Việt Nam. Nhưng xét ra, số người niệm Phật tuy nhiều mà kẻ không rõ mục đích của sự trì niệm cũng chẳng ít. Sự niệm Phật của họ không hợp với bản ý của đức Thế Tôn.
  • Khái niệm về giải thoát sinh tử trong Đạo Phật

    Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo. Đó là tìm con đường giải thoát. Khái niệm giải thoát được sử dụng phổ biến trong Phật giáo và hầu như người học Phật nào cũng trả lời tu tập là để giải thoát. Tuy nhiên, giải thoát cái gì mới là vấn đề cốt yếu. Trong Phật giáo, khái niệm giải thoát sanh tử thường được sử dụng để nói về mục đích cuối cùng của người tu tập Phật pháp. Bài viết sẽ bàn về khái niệm giải thoát sanh tử trong đạo Phật.
  • Ban Trị sự Phật giáo TP.Hội An cầu siêu cho 17 nạn nhân bị chìm cano trên biển Cửa Đại

    Vụ chìm cano tang thương trên biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) chiều 26-2 đã khiến 17 người tử vong. Chính quyền địa phương đã cùng Ban Trị sự GHPGVN TP.Hội An tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu các nạn nhân tử vong.
  • Sự giác ngộ của Đức Phật

    Nếu như giây phút đản sanh của đức Phật là một điềm lành báo hiệu cho một sự kiện lớn trong vương quốc Ca-tỳ-la nói riêng và xã hội Ấn Độ nói chung; sự kiện Thái tử Tất- đạt-đa từ bỏ mọi danh vọng của cuộc đời để âm thầm ra đi trong đêm dài vô tận đã thể hiện một hành động phi thường của một tâm hồn quảng đại và cương nghị; thì sự kiện thành đạo của đức Phật chính là một sự thành tựu cao tột, là niềm vinh quang nhất trong cuộc đời của Ngài.
  • Tâm Quang: Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa

    Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm phần khởi sắc và hưng thịnh. Xứng đáng đứng vào vị trí của một Thiền phái trong dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam.
  • 80 Tăng Ni, Phật tử cùng tình nguyện viên các tôn giáo bắt đầu đến các bệnh viện dã chiến phục vụ

    Sáng nay, 22-7, tại hội trường Thành ủy (111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM), Ủy ban MTTQVN TP.HCM đã tổ chức lễ xuất phát cho tình nguyện viên (đợt 1) đến các bệnh viện dã chiến và bệnh viện hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19.
  • Tuệ Trung Thượng Sỹ, kẻ rong chơi giữa sống và chết

    Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung (陳嵩, hay Trần Quốc Tung), là một tôn thất hoàng gia, nhà quân sự, nhà tâm linh Đại Việt đời Trần. Ông có tước hiệu Hưng Ninh Vương, từng cầm quân 2 lần đánh bại Nguyên-Mông xâm lược (năm 1256 và 1287), và là một thiền sư Phật giáo Đại thừa. Ông là đạo huynh của vua Trần Thánh Tông, là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đặt nền móng cho sự phát triển Thiền phái Trúc Lâm ở Đại Việt thế kỷ 13 – 14.
  • Phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi trẻ?

    Vì sao Phật giáo cần cho tuổi trẻ và người trẻ thật sự cần gì ở Phật giáo? Câu hỏi này không đơn giản, đôi khi là cả một học thuyết. Nhưng, ở nghĩa đơn giản nhất, qua trải nghiệm của bản thân tôi, có cả thất bại lẫn thành công, tuổi trẻ cần ở Phật giáo ở 3 điểm chính yếu Bi, Trí, Dũng.