Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BÁT BẤT TRUNG ĐẠO

Cg : Bát bất trung quán, Bát bất chính quán, Bát bất duyên khởi, Vô đắc trung đạo, Vô đắc chính quán, Bất nhị chính quán, bát già.
 
Bát bất tức là Trung đạo ; tức ngăn chặn 8 loại chấp trước : sinh diệt, thường đoạn, nhất dị (một, khác), lai xuất (đến, đi), để phát khởi lí trung đạo vô sở đắc. Đây là một trong các pháp luận lí trọng yếu của học phái trung Quán thuộc Phật giáo Đại Thừa cổ đại ở Ấn Độ và của tông Tam Luận ở Trung Quốc. Ý nói : Muôn pháp trong vũ trụ đều do nhân duyên tụ tán mà phát sinh hiện tuợng sinh diệt, nhưng thực ra thì không có gì sinh không có gì mất đi. Nếu nói có sinh hoặc có diệt thì nghiêng về một bên ; do lìa 2 bên nên nói bất sinh bất diệt. Đó là lí trung đạo.
 
Trung Luận, quyển đầu (đại 30, 1 trung) của Long Thọ có bài kệ :
 
Bất sinh diệc bất diệt
 
Bất thường diệc bất đoạn
 
Bất nhất diệc bất dị
 
Bất lai diệc bất xuất
 
Năng thuyết thị nhân duyên
 
Thiện diệt chư hý luận
 
Ngã khể thủ lễ Phật
 
Chư thuyết trung đệ nhất.
 
(con cúi đầu lễ Phật,
 
Bậc giáo chủ đệ nhất
 
Khéo diệc các tà thuyết
 
Bằng giáo pháp nhân duyên
 
Không sinh cũng không diêt
 
Không thường cũng không đoạn
 
Không một cũng không khác
 
Không đến cũng không đi).
 
Trong bài đó, bất sinh, bất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất xuất gọi là Bát bất. Dùng Bát bất để ngăn trừ 8 loại tà chấp của thế tục, làm sáng tỏ thật nghĩa Trung Đạo vô sở đắc, nên gọi là Bát Bất Trung Đạo.
 
Lại nữa, Bát bất này đều để thuyên giải lí duyên khởi của các pháp, nên gọi là Bát Bất Duyên Khởi. Bát bất : Bất sinh, bất diệt…phá hết tà chấp ngoại đạo. trong đó, Lục bất: Bất đoạn, bất thường…làm sáng tỏ ý nghĩa của bất sinh, bất diệt. do vậy, y theo đây, bất sinh, bất diệt là gốc của bát bất. lại, vì bất diệt do bất sinh m,à có, nên bất sinh là căn bản của chính quán Sở đắc.
 
Còn Trng Quán Luận Sớ, phần cuối thì ghi: Dùng bát bất theo thứ tự để phá các chấp của xiển đề, Thanh văn, ngoại đạo, Độc giác và Bồ Tát sơ phát tâm. Bất sinh để phá cái chấp anh nhi xiển đề cho các pháp quyết có sinh; Bất diệt, để phá các chấp tà kíên xiển đề cho tất cả pháp đều diệt; bất đoạn, để phá các chấp của đoạn kiến Thanh văn chấp đoạn diệt sinh tử; Bất thường, phá chấp của thường kiến Thanh văn chấp thân thường trụ vô vi Niết- bàn; bất nhất, để phá cái chấp của ngoại đạo chấp cho ngã và ngũ ấm là một; Bất dị, phá chấp của ngoại đạo chấp cho ngã và ngũ ấm là khác; Bất lai, bất xuất phá cái chấp của Độc giác và Bồ tát sơ phất tâm nương nhân đến quả, ra khỏi ba cõi, có chỗ đến có chỗ đi. Nhưng đây chỉ lấy Bát bất phối hợp với 4 loại xiển đề…để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của nó. Chính nghĩa của thuyết Bát bất là nhằm phủ định 8 điều chấp trước sinh, diệt…để làm sáng tỏ lí chính quán vô sở đắc, trên cơ sở đó hành theo Thnhá Trung Đạo.
 
Theo: Kinh Phạm Võng, hạ; Trung Quán Luận Sớ 1, phần đầu; Đại Thừa Huyền Luận 1.
 
Từ điển Phật học Huệ Quang