Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

DA DU ĐÀ LA

DA DU ĐÀ LA
 
耶 DU 陀 羅
 
S: Yasodhara.
 
P: Yasodhara.
 
Hp: Trì Dự, Trì Xưng, Hoa sắc.
 
Cg: La-hầu-la mẫu (S: Rahula-matr); Da-du-đa-la, Da-du-đàn.
 
I. Da Du Đà La
 
 Con gái của Chấp Trượng (S: Dandapani), dòng họ Thích, thành ca-tì-la Trung Ấn Độ, chính hậu của thái tử Tất- đạt-đa, mẹ ruột của La-hầu-la.
 
 Có thuyết cho Da-du-đà-la là con gái của Đại thần Ma-ha-ma-na (S: mahanama) thuộc chủng tộc Bà-tư-tra (S: Vas istha) dòng họ Thích. Có thuyết cho Da-du-đa-la là em gái của Đề-Bà, con gái của vua  Thiện Giác (S: Suprabuddha) ở thành Thiện Tí (S: Devadaha). Bà đoan trang, xinh đẹp bậc nhất, hội đủ các đức tướng tốt. Sau khi Đức Thích Tôn thành đạo 5 năm, bà và di mẫu của Đức Thích Tôn là Ma-ha-Ba-xà-ba-đề (S: Maha-prajapati) đều xuất gia thụ giới cụ túc làm Tì-kheo-ni.
 
  Theo: Kinh Phương Quảng Dại Trang Nghiêm, 4; Kinh Tu Hành Bản Khởi, thượng; Hưu Bộ Tì-Nại-Da Tạp sự, 20.
 
 II. Da Du Đà La
 
  Vị Bồ-tát được tôn trí trong viện Quán Âm thuộc Hiện đồ Mạn-đồ-la Thai tạng giới Mật Giáo, mật hiệu Thị Hiện Kim Cương. Tôn vị này có hình tượng Thiên Nữ, đầu đội mão kim tuyến, bàn tay mặt co lại, lòng bàn tay ngửa lên, bốn ngón tay duỗi xuống, ngón cái hơi co lại, bàn tay trái dựng đứng, ngón trỏ, ngón giữa kẹp một cành cây; Ấn khế là ấn của Mã Đầu minh vương; chân ngôn là: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẵm diêm” .
 
  Theo: Đại Nhất Kinh Sớ, 5; Thai Tạng Giới Niệm Tụng Thứ Đệ Yếu Tập, 7.
 
Theo từ điển Phật học Huệ Quang