Thực dưỡng, sức khỏe, hạnh phúc và hòa bình

Ngày 16/9/Bính Thân (16/10/2016) tại chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra ngày hội thực dưỡng nhằm kỷ niệm 123 năm ngày sinh của George Ohsawa (18/10/1893 – 18/10/2016).


Thực dưỡng là một cách chữa bệnh bình đẳng với tất cả, không gây thương tật và không gây độc hại. Thực dưỡng mang lại cho con người sự viên mãn về thể chất, trí tuệ và cả đạo đức.

Những người ăn thực dưỡng thì không còn mấy xa lạ với cái tên “Thực dưỡng Ohsawa”. Hàng vạn người Việt Nam từ nhiều năm nay coi George Ohsawa như một vị thánh sống đã cứu đời họ thoát khỏi bàn tay sắc lạnh của tử thần vì mắc những căn bệnh và ứng dụng phương pháp trị liệu bắt đầu từ gạo lứt. Việt Nam là đất nước nông nghiệp ông đã tiên đoán rằng: “Việt Nam là cái nôi của phong trào gạo lứt trên thế giới”. Ngày nay, sự phán đoán này đã trở thành hiện thực? 

 “Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng”

Tham dự ngày hội có quý chư tôn đức tăng ni và khoảng 350 quý phật tử đến từ nhiều tỉnh thành. Có thể nói đó là “Đạo tràng số 7” vì những người tới dự đa số là phật tử và ăn theo chế độ thực dưỡng. 

Thầy Thích Thông Châu đã ăn thực dưỡng 14 năm và ăn theo số 7 (gạo lứt và muối mè). Thầy là một hành giả thượng thừa của dòng phái Trúc Lâm, hiện đang là giáo thọ của dòng thiền Trúc Lâm… thầy chia sẻ rằng “chưa hề nổi nóng trừ có một lần từ thời còn là sinh viên”. Khi ăn những thức ăn đó làm cho bản tính không cáu gắt, nổi nóng. Điều đó, cũng dễ hiểu rằng những thức ăn mặn khi chúng ta ăn là đang ăn cả những tập tính của con vật đó, ăn sự tham lam, ăn cả sự sân si.

Nhai kỹ và lòng biết ơn 

Các nhà khoa học đã khẳng định rằng: Ăn chay không thiếu chất. Chỉ cần chúng ta có chế độ ăn, nghỉ ngơi là cơ thể khỏe mạnh tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc.

Nhai kỹ, nhai cho thật kỹ

Đó là sức khoẻ.

Nhai kỹ, nhai cho thật kỹ

Đó là hạnh phúc.


Có một chị đã chia sẻ rằng chị nhai cơm nhuyễn tới mức sự lòng biết ơn của chị dâng trào trên khóe mắt, không ích kỷ, không đố kỵ, không cạnh tranh mà chỉ có sự tình thương. Có cả những câu chuyện được chia sẻ sự trở về từ cõi chết nhờ thực dưỡng. 

Những ai tham dự ngày hội chắc hẳn cũng đã gặt hái được rất sự bình an cũng như sự hiểu biết trong tâm mình. Những lời giảng và phân tích của ông Ando về tam bạch, một phương pháp để nhận biết âm dương ngay chính đôi mắt. Cả sự hướng dẫn bài “Hương công”. Thật tuyệt vời! Ông bà Ando (vợ là bà Yuri) là hai bậc thầy thực dưỡng đến từ Nhật Bản, đệ tử của ông bà Ohsawa. 
 
Cảm nhận chung là thực dưỡng hướng tới sự tự do, hạnh phúc. Sống đơn giản sẽ có hạnh phúc thanh cao. Mỗi một tháng là lại có “Bữa trưa số 7” (gạo lứt và muối mè) mọi người lại cùng nhau thực hành và chia sẻ kinh nghiệm thiền ăn tại chùa Pháp Vân, sư thầy trụ trì cũng đã ăn gạo lứt và hoan hỷ về điều đó. Mọi người có thể tới trải nghiệp học nấu ăn và hành theo. 

Thực dưỡng - Con đường dẫn đến sức khỏe, hạnh phúc và hòa bình. Đúng như tên chủ đề của ngày hội, bao trùm sự từ bi, sống một cuộc đời tràn đầy niềm thương yêu và cả sự biết ơn mọi loài như những gì đức Phật đã chỉ dạy.