Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

CỬU CHỦNG CHUYỂN BIẾN

Cửu chủng chuyển biến là chín thứ chuyển biến, ngoại đạo không rõ các pháp do duyên sanh vốn không tự tánh, tất cả cảnh giới sanh diệt chỉ do tâm, nên vọng chấp có, không mà thành tà kiến.
 
Kinh Lăng Nghiêm quyển ba có ghi chín thứ chuyển biến như sau:
 
Hình xứ chuyển biến: Hình xứ là hình chất bốn đại của các căn, ngoại đạo thấy hình sắc đó theo thời gian biến đổi, suy giảm bất thường chấp là chuyển biến.
 
Tướng chuyển biến: Tướng là tướng sanh diệt của các pháp, ngoại đạo thấy các pháp sanh trụ, dị, diệt trong từng niệm biến đổi không dừng, chấp là chuyển biến
 
Nhân chuyển biến: Nhân là nguyên nhân tạo tác, dần dần thành thục, thành thục thì cảm quả luân chuyển nương nhau, chấp là chuyển biến.
 
Thành chuyển biến: Thành là thành quả thành tựu, ngoại đạo thấy quả nhờ vào thân mà thành, thì có họa, tương tục mãi mãi chấp là chuyển biến.
 
Kiến chuyển biến: Kiến là mắt thấy sắc, ngoại đạo cho cái thấy tùy theo cảnh vật mà biến đổi, không ngừng chấp là chuyển biến.
 
Tánh chuyển biến: Tánh là bản tánh, ngoại đạo chấp tự tánh tùy theo nghiệp lưu chuyển, đởi dời không dứt không cùng tận, chấp là chuyển biến.
 
Duyên phân minh chuyển biến: Duyên là duyên tất cả sự việc phân minh là chỗ thấy rõ ràng. Ngoại đạo thấy tất cả sự việc nhân duyên đều theo sự biến diệt chấp là chuyển biến.
 
Sở tác phân minh chuyển biến: Sở tác tất cả các hành vi tạo tác, ngoại đạo thấy tất cả các hành vi tạo tác của thế gian, sanh diệt bất định chấp là chuyển biến.
 
Sự chuyển biến: Sự là sự việc thế gian hữu vi, ngoại đạo thấy các việc của thế gian biến đổi vô thường, dời đổi không dừng chấp là chuyển biến.
 
(Theo PHDS của Như Thọ - Nguyên Liên)