Hàm Nguyệt Sơn Kỳ Lâm Cổ Tự, Hàn Quốc

Kỳ Lâm Cổ Tự tọa lạc tại 419, thôn Hoam-ri, Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do)


Kỳ Lâm Cổ Tự tọa lạc tại 419, thôn Hoam-ri, Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do). Nằm trên sườn núi Hàm Nguyệt Sơn (Hamwol-san), thuộc chi nhánh thứ 11 của Thiền phái Tào Khê Hàn Quốc. Ngôi Cổ Tự do Thiền sư Gwangyu, nhà Hiền triết từ Ấn Độ sang khai sơn vào thế kỷ thứ 7, năm 643 vào triều đại Tân La (Silla),  giai đoạn trị vì năm thứ 12 của Thiện Đức nữ vương Seondeok (632 – 647), năm thứ 14 của vua Chuljong (579 -632) thời đại Triều Tiên (Joseon -朝鲜). Đầu tiên ngôi chùa mang tên Lâm Tỉnh Tự (Rimjeongsa -林井寺), xuất phát từ Kỳ Viên Tinh Xá (祈园精舍) với 16 tòa nhà, lớn thứ hai sau ngôi Phật Quốc Tự (Bulguksa -佛國寺)). Nhưng sau đó Chính điện và Tăng xá bị đốt cháy và được Thống đốc Kyongju, Song Junghwa xây dựng lại.
 
Bây giờ ngôi Cổ tự Kỳ Lâm trực thuộc chi nhánh của Phật Quốc Tự Tự (Bulguksa -佛國寺)), và có Thiền sư Mukhoja từ Ấn Độ sang Trụ trì cùng các đệ tử 500 vị ở đây 20 năm. Sau đó Thiện Đức nữ vương (Seondeok) mở rộng ngôi Cổ Tự này và đổi thành danh hiệu Kỳ Lâm Tự (Kirimsa - 祈林寺). Chuyện này được ghi trong Tam Quốc Di Sự (Samkukyusa -三国遗事) rằng vua Shinmu thân lâm đến nghỉ ngơi trong thời gian ngắn ở phía tây Kỳ Lâm Tự, trên đường trở về cung điện, đức vua gặp Vạn ba tức địch (Manpasikjuk - 萬波息笛), đức Vua từ đấy luôn có niềm tin dòng suối từ long mạch chấn sơn thủy, xem như một Thủy tướng bảo vệ đất nước và sẽ đẩy lùi quân xâm lược. Nguồn nước Cam lồ chứa hương vị Phật pháp nhiệm mầu, luôn tưới tẩm cho hạt giống Từ bi Trí tuệ cho những ai Chánh tín Tam Bảo, xây dựng niềm Tự Tin – An Lạc, Hạnh phúc trong cuộc sống.
 
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwol-san) vùng núi hùng vĩ, một vị trí đặt biệt về môi trường hệ sinh thái tốt, có những thung lung sâu hẻo lánh và không có người ở, vì vậy nơi đây là một nơi lý tưởng tu hành, mà nó giúp khắc phục thiên tai dịch hoạ, chiến tranh . . . Vì lý do này được bảo vệ nhiều di tích bảo tồn trong vùng núi này.
 
Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng, Hàm Nguyệt Sơn này là nơi ẩn náo cho các chiến sỹ và phi cơ, đạn dược để quân dân Hàn Quốc chiến đấu kháng chiến, đấu tranh dành Độc lập.
 
Trong cuối thập niên 1590, Nhật Bản hai lần xâm lăng Triều Tiên nhưng không thành, gây ra nhiều sự tàn phá. Những người xâm lược đốt hết những gì họ không đem về Nhật Bản được và nhiều tạo tác văn hóa bị mất tích. Với sự giúp đỡ của quân Minh và tàu chiến bọc sắc của đô đốc Lý Thuấn Thần (Yi Sunsin -李舜臣), quân Triều (Joseon) đẩy lùi được quân Nhật.
 
Gần Kỳ Lâm Cổ Tự (Kirimsa - 祈林寺) có ngôi Cốt Quật Tự (骨 窟 寺  - Golgulsa), có 12 hang động nổi tiếng, là bảo vật lâu đời nhất trong lịch sử Phật giáo. có hình ảnh của Đức Phật cao bốn mét được khắc vào vách đá Hàm Nguyệt Sơn, sườn đồi này được gọi là mười hai hang động thiền định, được tạo ra bởi thần bí Ấn Độ trong thế kỷ thứ 9. Đây là trung tâm của Thiền Võ đạo (Sunmudo) cũng gọi là Kim Cang môn (Kumkangmun). Nơi đây đào tạo môn sinh Võ đạo trong nước và thu hút khắp nơi trên thế giới nhập môn phái Thiền Võ đạo (Sunmudo) này.
 
Đến năm 1863 thời Vua (cheoljong - 哲 宗)thì Kỳ Lâm Cổ Tự một lần nữa bị hỏa hoạn, vào năm 1878 sau đó được trùng tu lại.
 
Kỳ Lâm Cổ Tự hiện nay là một trong những Quốc bảo (Di tích cấp Quốc gia) Hàn Quỗc, nơi thu hút du khách thập phương chiêm ngưỡng quanh năm, tứ thời chuông trống rền vang núi rừng, chuông mõ hòa nhịp như những điệp khúc du dương :
 
Đây chùa đây Phật, đây mõ sớm chuông chiều, nhắn nhủ khách trần về nẻo giác;

Này trăng này gió, này kinh vàng kệ ngọc, khuyên răn người tục bỏ đường mê.
 
Một số hình ảnh trân trọng kính mời quý đọc giả cùng tham quan, chiêm bái ngôi Cổ tự Hàn quốc :