Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo. Đó là tìm con đường giải thoát. Khái niệm giải thoát được sử dụng phổ biến trong Phật giáo và hầu như người học Phật nào cũng trả lời tu tập là để giải thoát. Tuy nhiên, giải thoát cái gì mới là vấn đề cốt yếu. Trong Phật giáo, khái niệm giải thoát sanh tử thường được sử dụng để nói về mục đích cuối cùng của người tu tập Phật pháp. Bài viết sẽ bàn về khái niệm giải thoát sanh tử trong đạo Phật.
Niệm Phật là pháp môn độ sinh lẫn độ tử. Nhờ hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà cùng chư đại Bồ tát như Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát,… đã hóa độ chư vị vong linh siêu sinh Tịnh độ. Tu tập niệm Phật là pháp môn thích hợp với mọi căn cơ, đang được thịnh hành phổ biến tại Việt Nam.
Như vậy, Khương Tăng Hội là người thọ giới cụ túc đầu tiên và giới đàn có từ đó. Và “ba thầy” truyền giới cho Khương Tăng Hội hoàn toàn là tỳ-kheo, chứ không thể có cư sĩ, mà thầy Mạnh Thát nhận định một trong “ba thầy” có Mâu Tử.
Chúng ta tu để làm gì? Để dừng, lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ. Đó là giác. Giác bằng cách thực hiện ngay nơi mình, chứ không phải tìm kiếm ở đâu khác. Song muốn thực hiện điều này, chúng ta phải đi từng bước.
Hoa sen có ý nghĩa như thế nào trong đạo Phật mà Đức Phật ngự trên tòa sen? Để hiểu rõ về điều này, mời độc giả và Phật tử cùng đọc những lý giải về biểu tượng hoa sen trong đạo Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ đã giảng vào ngày Tết Nguyên Đán xuân Tân Mùi (1991).
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo. Tuy nhiên, trước khi vai trò này được khẳng định, một quá trình biến thái của tư tưởng đã phải xảy ra.
Các Tỳ-kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A-la-hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh.
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
Cuối cùng, hạnh phúc vẫn là một thứ chất lỏng, và là một thứ rắn độc cám dỗ, như Long Thọ đã từng cảnh giác: “Như bắt rắn bằng hai tay không đúng cách, (…), nếu hiểu lầm ý nghĩa cứu cánh của sự sống, tai hại sẽ dành cho kẻ trí năng thấp kém.”
Sự tái sanh của một thực thể được xem là phần cốt lõi của sự tồn tại con người (atman hay purusha) ở trong vòng luân hồi bất tận bao gồm nhiều đời sống và thân thể, không phải là một khái niệm quá cổ xưa như được khẳng định ngày nay. Nó cũng không phải là một yếu tố chung đối với hầu hết các tôn giáo cổ xưa nhất, và nguồn gốc của nó cũng không thuộc về một quá khứ thời thượng cổ.
Mỗi khi người bạn đến chơi, tôi thường hay dẫn lời kinh Phật để nói về đời và đạo. Thấy vậy, người bạn xía ngang bảo: Đạo Phật yếm thế, yếm ly tìm hiểu làm chi cho mệt. Thấy bạn còn xa lạ với đạo Phật, tôi đem lời của Tổ thầy ra nói: Học Phật là thụ hưởng lợi ích tối thượng của đời người, bởi Phật dạy: thân người khó được, Phật pháp khó gặp!
Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm cho cả hai phái Nam tông và Bắc tông. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak. Lễ tắm tượng Phật vốn đã được xuất hiện từ lâu tại Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Trung Á khác.