Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân. Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy. Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật.
Nếu như giây phút đản sanh của đức Phật là một điềm lành báo hiệu cho một sự kiện lớn trong vương quốc Ca-tỳ-la nói riêng và xã hội Ấn Độ nói chung; sự kiện Thái tử Tất- đạt-đa từ bỏ mọi danh vọng của cuộc đời để âm thầm ra đi trong đêm dài vô tận đã thể hiện một hành động phi thường của một tâm hồn quảng đại và cương nghị; thì sự kiện thành đạo của đức Phật chính là một sự thành tựu cao tột, là niềm vinh quang nhất trong cuộc đời của Ngài.
Tu hành trong đạo Phật là đi tìm lại bản lai diện mục của chính mình vốn có mặt trước khi được cha mẹ sanh ra, nhưng đã bị lãng quên từ vô thủy kiếp. Nếu người tu hành chưa sáng tỏ việc này thì khác gì mặt trăng bị mây đen che kín, không thể hiển xuất quang minh, thì làm sao có thể khai mở trí huệ?
Tâm tư lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ, là vọng chướng hôn trầm. Miệng niệm Phật, tâm vẩn vơ tưởng chuyện đâu đâu, là vọng duyên tán loạn. Hôn trầm và tán loạn là hai nguy hại phá chính định.
Thỉnh thoảng, chúng tôi nhận được câu hỏi của không ít người, rằng có khóa tu thiền định nào tổ chức định kỳ hay không? Muốn cho con trẻ vào các trường mầm non Phật giáo, thì gửi ở đâu? Có nơi nào hướng dẫn cho họ học và hiểu các lễ nghi của đạo Phật để thực hành tín ngưỡng cho đúng hay không? v.v…
Hãy thử suy nghĩ: chúng ta đã từng gặp Phật chưa? Nếu chưa, chúng ta làm sao gặp Phật? Có phải đợi sau khi chết rồi, vãng sinh tây phương cực lạc, mới gặp được Phật chăng? Có phải chỉ có Phật tử mới gặp được Phật chăng?
HỎI: Tôi đã quy y Tam bảo và phát nguyện không bao giờ rời xa đạo Phật. Chỉ vì tôi yêu người đạo Công giáo và bạn ấy lỡ đã mang thai, nay gia đình người yêu bắt tôi phải cải đạo thì mới cho cưới. Tôi hoàn toàn không muốn theo nhưng người yêu hiến kế là tạm theo Công giáo cho đủ hình thức để cưới xin rồi cưới xong thì đạo ai nấy giữ, tôi vẫn là một Phật tử được không?
(DƯƠNG VĂN, xin ẩn địa chỉ)
Đức Phật là người đã dự liệu được con người luôn luôn đau khổ với những gì mình không đạt được trong tương lai, và chỉ ra rằng việc tập chung vào hiện tại mới mang lại cho chúng ta có sức mạnh, vượt qua khổ não để có được hạnh phúc.
Theo sử chép, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có lúc bị đau bụng, đau lưng, điều đó chứng tỏ rằng đức Phật cũng là con người như bao con người khác, về mặt thể xác có cảm giác đau. Tuy nhiên, Phật đau về thể xác chứ không có sự khổ về mặt tinh thần, không có biểu hiện đau về tâm lí.
Đức Phật không phải là một vị thần linh, thượng đế ban phước giáng họa cho con người mà đức Phật chính là con người giống như tất cả mọi người chúng ta.
Lý nhân duyên đã cho ta thấy trong vũ trụ không có một vật nào đơn độc tự sống. Ðã có sống tức liên hệ nhau, giữa mình và mọi người, mình và vạn vật. Bởi sự liên hệ ấy, người Phật tử không thể tự tu riêng mình, buộc phải cảm hóa những người chung quanh mình cùng tu.