Vì con người không nhận thức được tham dục và khát ái là nguồn gốc của khổ đau, nên cứ mãi tìm cầu. Cho nên, Đức Phật dạy: Ngoài sự trói buộc của dục, ta lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sanh khiến cho phải luân hồi mãi mãi.
Mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là để đạt được giác ngộ, nhưng suốt lộ trình thức tỉnh đó, có rất nhiều bài học bổ ích về cách điều hành một cách đạo đức và hiệu quả các hoạt động trên thế giới.
Đức Phật chỉ giảng dạy những gì giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ, hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn mà thôi. Ngài bỏ qua một bên những lý thuyết về vũ trụ, về nhân sanh, vì những lý thuyết ấy không giúp gì cho người tu hành hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn.
Chúng ta có lẽ thường nghĩ rằng, hiểu biết về bản thân là một việc đầy tự tôn, nhưng khi nhìn rõ và trung thực hơn về bản thân, ta mới bắt đầu phá vỡ bức tường ngăn cách giữa ta và tha nhân.
Mục đích cơ bản và chủ yếu của chúng ta trong việc luyện tập Phật giáo là tiến tới sự giác ngộ hoàn toàn và có được trạng thái thông suốt của một Đ ức Phật. Phương tiện truyền bá mà chúng ta cần phải có là một thể xác con người có một tâm hồn lành mạnh.
Tin vào sự tồn tại cố hữu này là một tri giác sai lầm cơ bản mà chúng ta phải loại trừ khỏi việc tập luyện thiền định theo hướng thông suốt (wisdom). Tại sao? Bởi vì nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc đau khổ.
Tất cả chúng ta đương nhiên có thiện cảm đối với những người đang gánh chịu những đau khổ về bệnh tật hoặc đau khổ khi mất mát người thân. Đây là một loại đau khổ, theo Phật giáo gọi là đau khổ của đau khổ.
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING CHƯƠNG VIII THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG TỪ BI (MEDITATING ON COMPASSION)
Hạt giống của lòng từ bi sẽ lớn lên nếu bạn gieo nó trên một mảnh đất màu mỡ, một tâm hồn thấm nhuần lòng yêu thương. Khi bạn "tưới" lòng yêu thương vào tâm hồn mình, bạn có thể bắt đầu thiền định về lòng từ bi. Lòng từ bi, ở đây, đơn giản là mong ước mọi người vượt qua được mọi đau khổ.
Tâm hồn có hai mức độ về bản năng. Mức độ thứ nhất là sự hiểu biết thông suốt như đã được mô tả. Mức độ thứ hai và cũng là bản chất của tâm hồn, là nhận thức về sự không tồn tại cố định của tâm hồn.