Vì con người không nhận thức được tham dục và khát ái là nguồn gốc của khổ đau, nên cứ mãi tìm cầu. Cho nên, Đức Phật dạy: Ngoài sự trói buộc của dục, ta lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sanh khiến cho phải luân hồi mãi mãi.
Mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là để đạt được giác ngộ, nhưng suốt lộ trình thức tỉnh đó, có rất nhiều bài học bổ ích về cách điều hành một cách đạo đức và hiệu quả các hoạt động trên thế giới.
Đức Phật chỉ giảng dạy những gì giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ, hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn mà thôi. Ngài bỏ qua một bên những lý thuyết về vũ trụ, về nhân sanh, vì những lý thuyết ấy không giúp gì cho người tu hành hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn.
Chúng ta có lẽ thường nghĩ rằng, hiểu biết về bản thân là một việc đầy tự tôn, nhưng khi nhìn rõ và trung thực hơn về bản thân, ta mới bắt đầu phá vỡ bức tường ngăn cách giữa ta và tha nhân.
Bụt dạy thật đơn sơ: Hãy dừng lại và trở về với giây phút hiện tại đi, nhìn sâu trong phút giây hiện tại bạn sẽ khám phá ra là bạn có nhiều điều kiện hạnh phúc hơn bạn tưởng trong giây phút nầy.
Tôi viết bài : "Tăng Sĩ và Chiếc Áo Cà Sa" cốt để nhắc nhở bổn phận tu học của mình trong mùa An Cư cũng như cả đời sống xuất gia và xin chia xẻ đến những ai quan tâm tìm hiểu về ý nghĩa của Y Phục Tăng Sĩ Phật Giáo.
Bạn đừng đi vận động và tìm kiếm hòa bình trong thế giới hữu ngã hay trong thế giới sinh hoạt đầy ắp cả hữu niệm. Vì sao? Vì hòa bình đích thực không bao giờ có mặt nơi những thế giới sinh hoạt như thế đâu, để cho bạn vận động và kiếm tìm.
Trên cục diện xã hội ngày nay, với những tiến bộ nhiều mặt của thời đại, đi kèm theo bên cạnh là sự tha hóa lối sông, băng hoại đạo dức xã hội, vô hình trung tự nó phân lập từng tính cách riêng biệt và khoanh vùng thể chế mang cà hai hình thái tích cực lẫn tiêu cực.
Bụt dạy " Người nào ăn một mình sẽ ăn không sung sướng". Bởi vì khi ăn một mình thì ta đã tự tách mình ra khỏi mọi người, một mình thì làm sao sung sướng . Ngược lại, khi ta san sẻ với mọi người thì tức thời ta có được sự sung sướng đầm ấm.
Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không? Một câu hỏi còn rất nhiều khía cạnh, cần có sự thay đổi trong nề nếp sinh hoạt và thực hành Phật học đúng theo ý nghĩa của Đức Phật đã dạy lúc ban đầu qua câu : "Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật".
"Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật", là câu người ta thường nghe nói, nhưng trên thực tế có bao nhiêu người dám tìm hiểu cái khả năng thành Phật sẳn có của mình và thực hành nó một cách nghiêm túc?
Từ câu "Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật"của Đức Phật Thích Ca, là chứng nhân cho một giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Ngài trong việc cùng nhau tựtu tập giác ngộ và giải thoát.