Vì con người không nhận thức được tham dục và khát ái là nguồn gốc của khổ đau, nên cứ mãi tìm cầu. Cho nên, Đức Phật dạy: Ngoài sự trói buộc của dục, ta lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sanh khiến cho phải luân hồi mãi mãi.
Mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là để đạt được giác ngộ, nhưng suốt lộ trình thức tỉnh đó, có rất nhiều bài học bổ ích về cách điều hành một cách đạo đức và hiệu quả các hoạt động trên thế giới.
Đức Phật chỉ giảng dạy những gì giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ, hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn mà thôi. Ngài bỏ qua một bên những lý thuyết về vũ trụ, về nhân sanh, vì những lý thuyết ấy không giúp gì cho người tu hành hướng đến an tịnh giải thoát Niết-bàn.
Chúng ta có lẽ thường nghĩ rằng, hiểu biết về bản thân là một việc đầy tự tôn, nhưng khi nhìn rõ và trung thực hơn về bản thân, ta mới bắt đầu phá vỡ bức tường ngăn cách giữa ta và tha nhân.
Một đức tin đưa con người đến chỗ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lý trí xét đoán là một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đình, dân tộc và xã hội. Cái tín ngưỡng sai lầm có thể làm hại tinh thần quần chúng.
Theo đó, trong một cuộc họp của Quốc hội Anh vào ngày 7-9 vừa qua, Nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ - Edward Timpson - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Vương quốc Anh, đã nhấn mạnh mối nguy hại của internet đối với đời sống của học sinh và sinh viên, và việc thực hành chánh niệm hay ứng dụng yoga trong giáo dục sẽ giúp trẻ điều chỉnh tốt hơn, thoát khỏi thế giới ảo, trực tuyến hiện nay.
Bằng tình cảm kính quý người con xứ Việt với bức tâm thư viết bằng trái tim chân thành, con, Phật tử Đức Phương (Pháp danh Chúc Đức) xin gửi lời chúc sức khỏe vạn an đến sư ông Nhất Hạnh, sư cô Chân Không cùng toàn thể tăng thân Làng Mai.
Sống trên đời là cả một sự hàm ơn. Dù là ai, hoàn cảnh và điều kiện thế nào, chúng ta đều mang ơn trực tiếp hoặc gián tiếp với người, phải chịu ơn xa hoặc gần với đời, nói tóm là nợ ơn tất cả hữu tình và vô tình. Người học Phật luôn tự nhắc mình về bốn ơn sâu nặng (ơn cha mẹ, ơn Tam bảo, ơn quốc gia, ơn tín thí) để lo báo đền.
Phật giáo có truyền thống gắn bó, chia sẻ nhiều mặt với dân tộc, Nhà nước và các tổ chức xã hội bảo vệ môi trường. Tín đồ Phật giáo là nhân tố tích cực khi sống thân thiện với môi trường. Lối sống đó phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đất nước, với tinh thần của đạo đức môi trường hiện đại.
Phàm làm người, khó có ai chưa nắm mà buông. Nhưng không phải thế mà ta học nắm lấy nó rồi buông bỏ, việc đó tạo thành một vòng luẩn quẩn của đời người.
Đời người, việc khó nhất chính là nhận biết, hiểu và thay đổi chính mình, đây cũng là điểm yếu của con người. Tuy nhiên, cũng vì có điểm yếu này mà mỗi chúng ta có thêm nhiều cơ hội để học cách yêu thương, bao dung người khác.
Trong những năm gần đây, bùa chú từ Miến Điện, Thái Lan và Campuchia được giới săn hàng rao bán tràn lan, công khai trên các trang mạng xã hội, với những lời mời chào và tiêu đề bắt tai, hay mắt, khiến một đại bộ phận người dân, kể cả những người Phật tử, mềm lòng, nhẹ dạ cả tin rơi vào lưới.