và tìm được 458 bài viết có từ khóa " hồi hướng "
  • Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức Pháp hội kỷ niệm ngày khánh đản Đức từ phụ A Di Đà Phật

    Dưới sự chỉ đạo của thường trực BTS PGVN tỉnh Hà Tĩnh, ngày 30 - 12 - 2023 ( nhằm ngày 18 - 11 - Quý Mão) tại trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh, xã Hổ Độ, huyện Lộc Hà, ban Hoằng Pháp và ban Hướng Dẫn Phật Tử đã trang nghiêm tổ chức Pháp hội nhân lễ Khánh đản Đức Từ Phụ A Di Đà Phật. Đây là một sự kiện lớn trong chương trình Phật sự những tháng cuối năm.
  • Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành: Kỷ yếu Tri ân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

    Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.
  • Ban Trị sự Phật giáo TP.Hội An cầu siêu cho 17 nạn nhân bị chìm cano trên biển Cửa Đại

    Vụ chìm cano tang thương trên biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) chiều 26-2 đã khiến 17 người tử vong. Chính quyền địa phương đã cùng Ban Trị sự GHPGVN TP.Hội An tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu các nạn nhân tử vong.
  • Tính chất hòa bình của Phật giáo

    Xuyên qua lịch sử, chúng ta thấy rằng nguyên nhân của các cuộc đấu tranh là do lòng tham dục của con người gây ra, khiến cho gia đình đổ vỡ, xã hội nhiễu nhương và nhân loại đau khổ.
  • Sự giác ngộ của Đức Phật

    Nếu như giây phút đản sanh của đức Phật là một điềm lành báo hiệu cho một sự kiện lớn trong vương quốc Ca-tỳ-la nói riêng và xã hội Ấn Độ nói chung; sự kiện Thái tử Tất- đạt-đa từ bỏ mọi danh vọng của cuộc đời để âm thầm ra đi trong đêm dài vô tận đã thể hiện một hành động phi thường của một tâm hồn quảng đại và cương nghị; thì sự kiện thành đạo của đức Phật chính là một sự thành tựu cao tột, là niềm vinh quang nhất trong cuộc đời của Ngài.
  • Thích Phước Sơn: Tịnh độ qua cái nhìn của Thiền

    “Tịnh độ là lòng trong sạch, đâu còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc”. Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
  • Tuệ Trung Thượng Sỹ, kẻ rong chơi giữa sống và chết

    Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung (陳嵩, hay Trần Quốc Tung), là một tôn thất hoàng gia, nhà quân sự, nhà tâm linh Đại Việt đời Trần. Ông có tước hiệu Hưng Ninh Vương, từng cầm quân 2 lần đánh bại Nguyên-Mông xâm lược (năm 1256 và 1287), và là một thiền sư Phật giáo Đại thừa. Ông là đạo huynh của vua Trần Thánh Tông, là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đặt nền móng cho sự phát triển Thiền phái Trúc Lâm ở Đại Việt thế kỷ 13 – 14.
  • Thích Tâm Nhãn: Giới Ðàn đầu tiên tại Việt Nam

    Như vậy, Khương Tăng Hội là người thọ giới cụ túc đầu tiên và giới đàn có từ đó. Và “ba thầy” truyền giới cho Khương Tăng Hội hoàn toàn là tỳ-kheo, chứ không thể có cư sĩ, mà thầy Mạnh Thát nhận định một trong “ba thầy” có Mâu Tử.
  • Lê Mạnh Thát: Phật giáo trong bản đồ văn hóa Việt Nam

    Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
  • Học Phật là thụ hưởng lợi ích tối thượng của đời người

    Mỗi khi người bạn đến chơi, tôi thường hay dẫn lời kinh Phật để nói về đời và đạo. Thấy vậy, người bạn xía ngang bảo: Đạo Phật yếm thế, yếm ly tìm hiểu làm chi cho mệt. Thấy bạn còn xa lạ với đạo Phật, tôi đem lời của Tổ thầy ra nói: Học Phật là thụ hưởng lợi ích tối thượng của đời người, bởi Phật dạy: thân người khó được, Phật pháp khó gặp!