Có nên trùng tu lại tượng Phật Bamiyan?

Việc tiêu hủy các tượng bức Phật Bamiyan của Afghanistan vào năm 2001 đã dẫn đến sự lên án toàn cầu chế độ Taliban. Nhưng quyết định không xây dựng lại của UNESCO dường như đã không đặt chấm hết cho cuộc tranh luận về tương lai của các bức tượng này.

Khi Taliban ở đỉnh cao quyền lực tại Afghanistan, nhà lãnh đạo Mullah Omar đã tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại việc sùng bái thần tượng.
 
Di tích Phật giáo ở Afghanistan bị tàn phá bởi quân Taliban, nay hoang tàn
 
Nạn nhân lớn nhất của ông, về kích thước cũng như ý nghĩa biểu trưng, là hai bức tượng Phật đứng bằng đá lớn nhất thế giới cao 55 mét được khắc vào vách đá sa thạch thuộc thung lũng Bamiyan, miền trung Afghanistan vào thế kỷ thứ VI.

Khi Taliban bị lật đổ vào năm 2003, UNESCO tuyên bố thung lũng này là một di sản thế giới và các nhà khảo cổ học đã đổ xô đến với nó. Những gì họ tìm thấy là hai hang động lớn rỗng ruột và một đống các mảnh vụn nằm rải rác cùng với mìn chưa nổ.

Kể từ đó, họ đã khảo sát các đống đổ nát của hai cấu trúc bằng đá để xác định liệu các bức tượng Phật này có nên được xây dựng lại hay không.

Thung lũng Bamiyan đánh dấu điểm mở rộng về phía tây của Phật giáo và là một trung tâm thương mại quan trọng trong thiên niên kỷ gần đây. Đó là nơi mà phương Đông gặp gỡ phương Tây và các bằng chứng khảo cổ cho thấy một sự pha trộn của các ảnh hưởng từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Trung Quốc và Ấn Độ không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nhưng năm ngoái, UNESCO thông báo rằng họ đã không còn xem xét đến việc xây dựng lại hai bức tượng này nữa. Trường hợp của bức tượng lớn thì do không cón đủ chi tiết để xây dựng lại và việc xây dựng lại bức tượng nhỏ thì khả thi hơn, nhưng dường như điều đó sẽ không xảy ra.

Thay vào đó họ đang làm việc với các đội đến từ Nhật Bản và Ý để bảo tồn các vách đá bị nứt và giữ gìn các vách đá với những bức tranh tường còn lại vốn đã từng bao phủ các hang động và hốc đá được nguyên trạng.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà bảo tồn khảo cổ Đức, Hội đồng Quốc tế các Di tích và Di chỉ (ICOMOS), vẫn thúc đẩy cho việc xây dựng lại các bức tượng Phật.

Bert Praxenthaler làm việc cho ICOMOS và từ năm 2004 ông đã làm việc ở địa điểm này nhằm cứu hộ bất kỳ mảnh vỡ nào còn lại của tác phẩm điêu khắc, một vài trong số đó có khối lượng đến 40 tấn và ông đã đặt chúng dưới một lớp bọc bảo quản tốt nhất mà ông có thể làm.

Ông đang chú ý đến một quá trình được gọi là "anastylois" liên quan đến việc đặt những mảnh vỡ lại với nhau bằng cách sử dụng tối thiểu các vật liệu mới.

"Đó là một trò chơi ghép hình với các liên kết bị mất, nhưng với các phương pháp địa chất chúng ta có thể khám phá ra nơi xuất xứ trước đây của những mảnh vỡ", Praxenthaler nói.

Phương pháp này đã được sử dụng trên đền Parthenon và Acropolis ở Athen, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên nó được sử dụng để tái tạo lại một tượng đài do cố ý phá hủy và lập luận chống lại việc xây dựng lại là rất nhiều.

Việc xây dựng lại sẽ tốn không ít tiền. Chỉ tính riêng việc xây dựng lại tượng Phật nhỏ sẽ phải chi phí hàng triệu đô la trong một khu vực thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao thông và điện. Điều này sẽ cần đến việc sản xuất, nhập khẩu một số lượng lớn kim loại và sẽ phải vận chuyển dọc theo con đường nguy hiểm từ Kabul.

Cướp bóc là một vấn đề rất lớn và đồ tạo tác trên khắp cả nước thường nằm trong thị trường nghệ thuật ở Pakistan. Morgan, tác giả của "Tượng Phật Bamiyan", tin rằng các nguồn lực sẽ được dành vào việc tạo ra một cơ sở hạ tầng để bảo vệ kho báu cổ xưa của Afghanistan.
 
Tượng Phật cao 55m bị phá
 
Trong một bài báo gần đây đăng trên trang Huffington Post ông đã công bố trường hợp của Chehel Burj, một pháo đài thời trung cổ ở vùng núi phía tây của Bamiyan đang bị xuống cấp.

Nhưng dù với bất cứ điều gì, lý do nào, tượng Phật Bamiyan đã chiếm được trí tưởng tượng quốc tế và ý tưởng phải làm gì với địa danh này vẫn rót vào từ các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, nghệ sĩ và các nhà sử học.

Một đề xuất được khá nhiều sự chú ý là của một kiến trúc sư người Ý Andrea Bruno nhằm xây dựng một khu bảo tồn nhỏ dưới lòng đất ở chân của tượng Phật lớn cho phép khách tham quan tìm kiếm và trải nghiệm sự mênh mông của các ngóc ngách.

Bruno tin rằng các hốc đá cần được bảo tồn như một di tích tội ác hủy diệt. "Đó là một loại chiến thắng dành cho tượng đài và một thất bại đối với những người đã cố gắng để xóa sạch ký ức của nó bằng chất nổ", ông nói.

Ông lập luận rằng việc xây dựng lại này rất nhạy cảm về mặt văn hóa. "Ở đây, người Hồi giáo nghiêm ngặt phản đối các hình tượng. Việc tái tạo các tượng Phật sẽ là một sự xúc phạm thậm chí đối với người Afghanistan không theo Taliban. Chúng tôi cần phải cư xử khéo léo", ông nói.

Nhưng Praxenthaler tin rằng việc xây dựng lại là một vấn đề của niềm tự hào địa phương cho người dân Hazara, người Hồi giáo Shia, những người đã từng là mục tiêu bức hại của quân Taliban.

"Đây không phải là một luật lệ tôn giáo. Tiêu diệt tất cả các thần tượng cũng là tiêu diệt chính nền văn hóa, nền tảng và niềm tự hào của người dân", ông nói. "Người Hazara đánh giá cao việc chúng tôi sẽ giúp họ làm một điều gì đó với các tượng Phật bị phá hủy của họ".

Ông cũng nói rằng việc tái thiết sẽ làm phong phú thêm nền kinh tế địa phương. Dự án của ông đã sử dụng hơn 50 người trong công tác quy tập và cũng đã giúp đào tạo sinh viên từ Đại học Bamiyan trong kỹ thuật cắt đá cổ xưa.

"Mọi người đang xây nhà và họ đang làm việc cho chúng tôi, họ đang làm việc và họ nhận được một mức lương khá".

Llewelyn Morgan, người mà lần đến địa điểm này gần đây là vào một năm trước, cũng nhận thấy việc tái thiết rất được ủng hộ bởi người dân địa phương, những người mà đối với họ các tượng Phật nơi đây đã từng là một nguồn thu nhập tuyệt vời từ khách du lịch.

"Mặc dù nhiều giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể không đồng ý với việc phá hủy các thần tượng tôn giáo nhưng việc xây dựng lại là một vấn đề hoàn toàn khác".
 
Văn Công Hưng (Theo BBC World Service)