Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BẠCH ĐÀN

Cg: Bạch chiên- đàn, Bạch đàn hương thụ.
 
Một loại thực vật có hương thơm, thân màu trắng (thuộc giống Chiên- đàn) ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ v.v…
 
Chiên- đàn phần lớn được dùng để chế thuốc : xích chiên- đàn trừ phong thũng, bạch chiên- đàn trị bệnh nhiệt.
 
Ngoài ra, người ta còn dùng cây chiên- đàn để chế tạo hương liệu. hương liệu chế từ bạch đàn được xemlà tốt nhất, gọi là Bạch đàn hương hay Bạch chiên- đàn hương. Nhưng Huệ Lâm Âm Nghĩa 8 thì ghi là dùng hương Xích đàn là tốt nhất. Mật giáo cho rằng người nào ngửi được mùi thơm của Bạch đàn có thể diệt trừ tội chướng và lấy nó làm 1 trong 5 thứ hương dùng để tu phpá. Theo phong tục Ấn Độ, dân chúng thường lấy gỗ chiên- đàn chạm khắc tượng Phật v.v…
 
Theo: mạt- lị- tử Đề- bà Hoa Man kinh; bất Không Quyên Tác Thần Biến Châu Ngôn Kinh 18; Đại Nhật Kinh Sớ 7; Thiên Hoa Hương, Pháp Uyển Châu Lâm 36; điều Mạt- la- củ- tra Quốc, Đại Đường Tây Vực Kí 10; Tăng Quảng Bản Thảo Cương Mục 34.
 
Từ điển Phật học Huệ Quang