Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BÁCH LUẬN

S : Satasastra.
 
Luận, 2 quyển, do Ngài Đề- bà (S : Aryadeva, Thánh Thiên) ở Ấn Độ soạn vào khoảng thế kỷ III, bồ tát Thế Thân chú thích, ngày Cưu-ma-la-thập (S : kumarajiva) dịch ra chữ Hán vào năm 404, được xếp vào Đại Chính Tạng tập 30.
 
Nội dung luận này kế thừa tư tưởng trong Trung Luận của Ngài Long Thọ, dùng nghĩa lí : Không, Vô ngã v.v... của Phật giáo Đại thừa để bác bỏ các kiến chấp của ngoại đạo số Luận, cho nhân quả là một và trong nhân có quả. Còn Thắng Luận cho các pháp là một, là khác.
 
Toàn bộ luận gồm 10 phẩm, 1. Phẩm Xả Tội Phước, 2. Phẩm Phá Thần, 3. Phẩm Phá Nhất, 4. Phẩm Phá Dị, 5. Phẩm Phá Tình. 6. Phẩm Phá Trần, 7. Phẩm Phá Nhân Trung Hữu Quả, 8. Phẩm Phá Nhân Trung Vô Quả, 9. Phẩm Phá Thường, 10. Phẩm Phá Không.
 
Ở đầu phẩm đều có 5 bài kệ và sau văn mỗi kệ đều có phụ thêm đoạn văn ngắn của Đề-Bà và chú thích củ bồ-tát Bà-tẩu (ngài Thế Thân).
 
Theo Bái tựa Bách Luận của ngài Tăng Triệu thì bản dịch chữ Hán chỉ có 10 phẩm thuộc nữa phần trước của nguyên bản, còn 10 phẩm của nữa phần sau chưa dịch. Sở dĩ có tên ‘Bách Luận’ là vì luận này có 20 phẩm, mỗi phẩm có 5 bài kệ (20x5) thành 100 bài kệ. Nhưng bản Hán dịch không nêu rõ số kệ và nguyên tác bải Phạn cùng bản Tạng dịch đều thất truyền, cho nên không rõ sự kết cấu của nguyên bản như thế nào.
 
Ngài Đề-bà còn soạn luận Tứ Bách (400), ý nghĩa đại cương kế hợp với Bách Luận, cho nên có người cho rằng Bách Luận là cương yếu của Tứ Bách Luận, cũng có người cho rằng Tứ Bách Luận lad căn cứ vào Bách Luận mà diễn rộng ra.
 
Bản Hàn dịch có Bách Tự Luận, 1 quyển, được xem là tác phẩm của ngài Đề-bà cho ngài Bồ-đề-lưu-chi dịch vào đời Hậu Nguỵ.
 
Nội dung từ phẩm Bá Thần trở xuống của Bách Luận, tương đương với Bách Tự Chú (T : Yi-ge-brgyapa-shes-bahi-hgrel-pa) của bản Tạng dịch, nhưng bản Tạng dịch này được coi là dịch từ bản Phạn của ngài Long Thụ.
 
Tóm lại, tuy không có luận cứ nhất định, nhưng rốt cuộc Bách Tưh Luận vẫn được xem là do ngài đề-bà hoặc ngài Long Thụ làm ra. Hơn nữa, trong quá trình trước thuật thì Bách Luận cùng với Bách Tự Luận và Tứ bách Luận theo thứ tự triển khai mà hình thành Tam bộ Bách Luận.
 
Vào khoảng thế kỉ III, ở Ấn Độ có nhiều trường phái triết học, đặc biệt là sự hình thành của phái Chính Lí đã giúp nhữnh tư liệu quan trọng cho Bách Luận, vì những bản kinh thuộc phái Chính Lí có liên quan mật thiết đến học thuyết của phái Thắng Luận mà trong Bách Luận có nhiều chỗ đề cập đến học thuyết của hai phái Thắng Luận và Số Luận.
 
Ở Trung Quốc, Bách Luận, Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận giọ chung là Tam Luận, là thánh điển căn bản của tông Tam Luận.
 
Bản chú thích Bách Luận có nhiều loại, nổi tiếng nhất là Bách Luận Sớ (3 quyển) của ngài Cát TẠng đời Tuỳ.
 
Theo :  Đại Cương Tây Vực Kí 5 ; Xuất Tam TẠng Kí tập 2,12 ; Khia Nguyên Thích Giáo Lục 4.
 
Từ điển Phật học Huệ Quang