Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BÁCH NẠP Y

Cg : Tệ nạp y, Đàn nạp y, Bá nạp y.
 
Y của chư tăng, y này được nối kết bằng nhiều mảnh vải vụn, cũ rách. lại có nhiều màu sắc.
 
 Tăng lữ do đắp mặt nạp y nên cũng gọi là Nạp tăng, Lão nạp, Bố nạp, Dã nạp, chuyết nạp v.v....
 
Theo Thích Thị Yếu Lãm, thượng, nạp y vốn có 5 loại : 1. Hữu thí chủ y, 2. Vô thí chủ y, 3. Vãng hoàn y (y được may từ vải quấn người chết), 4. tử nhân y, 5. Phấn tảo y (S : Pamsa-kula).
 
Y phấn tảo chỉ cho những mảnh vụn từ y rách bị vất bỏ. Có thể chia làm : Đạo lộ khí y (vải vất bỏ ngoài đường), Phấn tảo xứ y (y bị quăng vào bãi rác), Hà biên khí y (vải bỏ bên bờ sông), Nghị xuyên phá y (vải bỉtùng kiến cắn), Phá topái y 9vải rách nát).
 
Về nguyên ngữ Phạn văn của nạp y, trong kinh Thập Nhị Dầu Dà, Luật Thập Tụng 39, Huệ Lâm Am Nghĩa 11, đều cho nạp y là tên khác của y phấn tảo.
 
Theo phẩm Khuyến Trì trong kinh Pháp Hoa 4, nạp y, tiếng Phạn gọi là Kantha.
 
               Chương Ca-hi-na y trong luật Tứ Phần 43, luật Ma-Ha Tăng- Kì 8 ; phẩm Đầu Đà trong luận Giải Thoát Dạo 2 ; điều Dầu Dà Nghĩa Lưỡng Môn Phân Biệt trong Dại Thừa Nghĩa Chương 15, đều cho nạp y khác với phấn tảo y. Tuy nhiên, nạp y và phấn tảo  đều chỉ y của chư tăng. Khi nói về vật liệu để may y thì gọi là Phấn tảo y, còn khi nói về cách may thì gọi là Nạp y.
 
               Theo : Luật Thập Tụng 4, 36, 37 ; Kiền Dộ Y, Luật Tứ Phần 41 ; Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao, hạ, phần 1 ; Dại Tống Tăng Sử Lược, thượng ; Tổ Đình Sự Uyển 3.
 
Từ điển Phật học Huệ Quang