Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BÁCH NHẤT VẬT

Cg : bách nhật chúng cụ, bách nhật cung thân.
 
Chỉ cho các vật dụng cần thiết của Tăng chúng. Tức là ngoài 3 y, 1 bình bát, các loại vật dụng cần dùng hằng ngày của Tì- kheo, mỗi thứ chỉ được giữ một món.
 
Theo Tứ Phần Luật Sớ Sức Tông Nghĩa Kí 5, phần đầu, Thích Thị Yếu Lãm, trung, chữ Bách này không phải là chỉ cho con số  100 mà là chỉ chung các loại vật dụng.
 
Theo Tát-bà-đa-Tì-ni Tì-bà-sa 5, ‘bách nhất vật’ nghĩa là các vật mỗi thứ được giữ một món. Ngoài Bách nhất thì là Trượng vật (vật dư). Nghĩa là một vị Tì-kheo chỉ được giữ 3y và 1 bình bát. nếu quá số này thì phạm tội chứa vật dư.
 
Ngũ Phần Luật 20 nêu các loại Bách nhất vật cho cất giữ,như : ba y, áo lót, áo ngủ, áo mưa, áo che ghẻ nhọt, màn che muỗi khi ngồi thiền, vải trải nơi kinh hành, vải ngăn rệp, chiếu trải đơn, y hộ, khăn lau mình, túi đựng kim chỉ, đãy lượt nước v.v...
 
Ngoài ra, trong Thiện Kiến Luật Tỳ-Bà-Sa 14 cũng nêu lên loại chủng Bách nhất vật như : toạ cụ, phu cụ, chu la, ba- lợi- ca- la, khăn tay...
 
Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao, hạ, phần 1, chia giáo pháp Đức Phật nói trong một đời ra làm 2 môn : Chế, Thính và xếp loại các vật dụng của Ti-kheo theo 2 môn này, tức là 3 y, 6 vật do Phật chế định, thuộc về Chê môn ; Bách nhất vật và các trượng vật là phương tiện thụ dụng, thuộc về Thính môn.
 
Hơn nữa, theo Tứ Phần Luật Hàm Chú Giới Bản Sớ 3, thượng, Đức Phật nhắm vào căn cơ và quả báo khác nhau của các Ti- kheo mà cho thụ trì các vật dụng khác nhau. nếu Tì- kheo bậc Thượng phẩm, chỉ cho giữ 1 hay 3 y ; Tì- kheo bậc Trung phẩm thì được giữ Bách nhất vật ; Tì- kheo bậc Hạ phẩm thì cho giữ trượng vật thì phải làm pháp Thuyết tịnh trước rồi mới được thụ trì.
 
Theo : Tát-bà-đa Tì-ni Tì-bà-sa 4, 6 ;Tứ Phần Luật Khai Tông Kí 3, phần cuối ;Tứ Phần Luật Hành Sự Sao Tư Trì Kí hạ, phần 1 ; Nam Hải Kí Qui Nội Pháp Truyện 2.
 
Xem : Chế Thính Nhị Giáo, Trường Vật
 
Từ điển Phật học Huệ Quang