Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát chánh đạo còn gọi là Thánh đạo, Thánh là chơn chánh, ngay thẳng, Đạo là con đường sáng suốt. Bát chánh đạo là tám con đường ngày thẳng hướng dẫn chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi đau khổ, tà ác, tới cảnh Niết Bàn an vui giải thoát dù Đại thừa hay Tiểu thừa Phật giáo, tất cả hành giả đều phải tu bát chánh đạo bao gồm:
 
I. Chánh Kiến: Là nhận thức đúng đắn. Chúng ta học Phật cần phải có nhận thức đúng đắn, nhận thức nếu chẳng đúng đắn, dù hết sức tu hành rốt cuộc cũng về đường ma, nay phân biệt dưới đây để khỏi nhận thức (thấy biết) sai lầm.
 
*Nhận thức sai lầm là:
 
1. Xem tướng đoán mạng
 
2. Rút tăm coi quẻ
 
3. Coi giờ thả chim
 
4. Coi sao cúng hạn
 
5. Bói chọn địa cuộc
 
6. Lạy thần thờ quỷ
 
7. Luyện khí xuất hồn
 
8. Cầu sống mãi không chết
 
9. Chấp Thượng Đế an bài
 
10. Giàu sang do trời định
 
11. Thượng Đế tạo ra mọi vật
 
12. Đổ thừa số mạng an bài
 
13. Chấp thế gian thường trụ
 
14. Tưởng chết rồi mất hẳn
 
15. Chấp lợi hại do phong thủy
 
16. Theo thần quỉ yêu quái
 
17. Tăm nhang nước lạnh
 
18. Tưởng chết rồi lên thiên đàng
 
19.Thả bè dời bếp
 
20. Đặt bùa trấn ếm
 
21. Tội chấp như trên không đúng với Phật Pháp nên gọi là tà tư kiến.
 
II. Chánh Tư Duy: Tư duy đúng đắn, tư duy tức tư tưởng, nghĩ ngợi, xét nét, nếu chẳng đúng đắn dù cho thông minh đến đâu ắt cũng rơi vào đường ác. Nay nói về điều nên hay không nên như sau,để đúng với sự tư duy:
 
Nên:
 
1. Đói nghĩ đến ăn
 
2. Lạnh nghĩ đến mặc
 
3. Bệnh nghĩ tới trị lành
 
4. Kẻ nghèo nghĩ giúp đỡ họ
 
5. Kẻ khổ nghĩ cách cứu vớt
 
6. Quả Phật nghĩ mau thành tựu
 
7. Đạo lý nghĩ nên tu hành
 
8. Phiền não nghĩ đến đoạn trừ
 
9. Oán thù nghĩ đến cởi bỏ
 
10. Nghiệp chướng nghĩ đến dứt sạch
 
Không Nên:
 
1. Không nên nghĩ đến tiền của, sắc đẹp, tiếng khen, ăn uống.
 
2. Không nên nghĩ đến thăng quan phát tài
 
3. Không nên nghĩ đến con cháu phải giàu sang
 
4. Không nên nghĩ đến chèn ép người
 
5. Không nên nghĩ đến chức quyền hơn người
 
6. Không nên nghĩ đến giao tiếp nam nữ
 
7. Không nên nghĩ đến cẩu thả tránh né cầu an
 
8. Không nên nghĩ đến báo cừu bạn
 
9. Không nên nghĩ đến dua nịnh kẻ hào quí
 
10. Không nên nghĩ đến đàn hát vui chơi
 
III. Chánh Ngữ: Nói năng đúng đắn, Đại sư Linh Hựu ở núi Qui dạy rằng: “Mở lời phải liên quan đến Kinh điển, bàn nói phải kề chỗ người xưa kê cứu”. Về mặt nói lời chơn chính xin liệt kê dưới đây:
 
1. Không nói những chuyện hư giả
 
2. Không nói chuyện dèm pha
 
3. Không khen mình chê người
 
4. Không nói lời nịnh hót
 
5. Không nói lời khinh dễ người
 
6. Không nói lời gạt gẫm
 
7. Không nói lời phản lại chính trị
 
8. Không nói lời thô ác mắng nhiếc
 
9. Không mở lời khiêu khích phải quấy
 
10. Không nói lời tốt xấu của hàng cư sĩ
 
IV. Chánh Nghiệp: Hành động đúng đắn, chánh nghiệp hay là hành động đúng đắn, chính là thân nghiệp đúng đắn
 
Thân nghiệp có ba: 1.Giết hại, 2.Trộm cướp, 3.Dâm dục. Ba việc này là việc pháp nhĩ (sẵn có nơi con người) nay muốn phòng ngừa khi chưa phát sanh, phải thu nhiếp sáu căn, Khổng Tử nói:
 
Chẳng phải lễ chớ nhìn – Chẳng phải lễ chớ nói
 
Chẳng phải lễ chớ nghe – Chẳng phải lễ chớ hành động
 
Nay trong pháp của Phật có thêm 2 điểm nữa đó là:
 
Chẳng phải lễ chớ ngửi – chẳng phải lễ chớ nghĩ.
 
Nghĩa là chẳng vướng mắc vào sắc đẹp, tiếng hay mùi thơm, vị lạ, xúc phạm, bóng dáng, mường tượng.
 
V. Chánh Mạng: Là nói về sự mưu sinh chánh đáng trong cuộc sống Đức Phật của chúng ta ở Ấn Độ, nguyên chế ra lối khất thực để nuôi xác thân, nay ở nước ta và Trung Hoa phong tục có khác, khó đi khất thực xong cũng nên xa lìa bốn tà mạng và luôn hoằng pháp lợi sanh mới gọi là chánh mạng.
 
Đưa miệng xuống ăn (hạ khẩu thực) tức là cày bừa trồng trọt nuôi sống, làm tổn thương sinh vật
 
Ngửa miệng ăn như xem sao, cầu đảo
 
Xoay miệng bốn phương (chính) ăn: Như dua nịnh các nhà hào quí quyền thế để kiếm ăn
 
Xoay miệng bốn phương (phụ) ăn: Tức bói toán xem tướng, đoán mạng để kiếm ăn
 
Chánh mạng của người Phật tử là:
 
- Bồi dưỡng rừng rậm (tòng tâm của tăng chúng)
 
- Làm thuốc chữa bệnh
 
- Truyền đạt giáo dục: Đi truyền bá cho những người nghèo tối (thiếu học, thiếu nhận thức)
 
- Phục vụ công tác từ thiện
 
VI. Chánh Tinh Tấn: Chánh tinh tấn còn gọi là chánh phương tiện…tinh tấn, chuyên cần thực hành tứ chánh cần nghĩa là:
 
Tinh tấn lấn phiền não, tội lỗi những việc dữ khi nó chưa phát sanh
 
Tinh tấn mà lướt khỏi phiền não, tội lỗi nhưng việc dữ mà nó đã phát sanh, đã lỡ phạm
 
Tinh tấn mà mở thông đức lành, việc lành mà mình chưa có
 
Tinh tấn mà duy trì tăng trưởng đức lành, việc lành mà mình hiện có
 
Trong Bồ Tát giới kinh dạy tinh tấn có ba thứ:
 
- Trang nghiêm tinh tấn
 
- Nhiếp thiện pháp tinh tấn
 
- Lợi ích chúng sanh tinh tấn
 
VII. Chánh Niệm: Là suy nghĩ đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn có hai:
 
1. Nhớ nghĩ đúng đắn
 
2. Xét nghĩ đúng đắn
 
Nhớ: nghĩa là ghi nhớ việc đã qua, nay chia ra tà chánh như sau:
 
- Nhớ nghĩ là:
 
a.Nhớ sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị lạ, xúc phạm và thù oán
 
b.Nhớ tiểu thuyết anh hùng, tướng mạo, tiếng tăm của bè đảng ác
 
- Nuối tiếc là:
 
a.Nuối tiếc hại người, hoặc báo oán chưa làm đến
 
b.Nuối tiếc mất cơ hợi hưởng vui đẹp
 
- Nhớ nghĩ chánh:
 
a.Nhớ đến bốn ơn chưa đền báo
 
b.Nhớ hạnh tròn đầy của Phật và giáo lý nhiệm mầu hơn hết
 
c.Nhớ nghĩ đàn tràng trong khi thọ giới và hành trạng tiếng nói của giới sư
 
- Nuối tiếc chánh:
 
a.Nuối tiếc việc làm sai lầm về trước
 
b.Nuối tiếc về từ trước muốn làm việc lành mà chưa làm xong
 
Xét nghĩ đúng: Tức là xem xét sự vật hiện tiền
 
Quán bi: Thấy kẻ nghèo hèn, cô đơn, khổ sở, bệnh đau nguy hiểm, bèn khởi lòng từ bi muốn cứu độ cho họ
 
Quán hệ: Quán xét vũ trụ, muôn sự muôn vật đều do nhân duyên mà thành
 
VIII. Chánh Định: Là thiền định chơn chánh, thiền định phép tu rất vi diệu và tế nhị, nếu không dự bị biết trước rõ ràng, rất dễ rơi vào đường tà, cho nên cần phải phân biệt như sau:
 
Tu theo cách: Thủ khiếu, vận khí, luyện đơn, vô tưởng… là tà định.
 
Tu theo cách hệ chuyên chỉ, sổ tức quán, bất tịnh quán, cửu tưởng quán, nhơn duyên quán, niệm Phật quán, thể không quán..v.v… đó là chánh định.
 
(Theo PHDS của Như Thọ - Nguyên Liên)