Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

ĐẠI THỪA KINH

Kinh điển Đại thừa, theo truyền thuyết Đại thừa là do chính Phật Thích Ca giảng. Nhưng các nhà Phật học hiện đại đều khẳng định là các kinh Đại thừa được viết về sau này, bởi các luận sư danh tiếng, để làm cho Phật giáo đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Còn các nhà Đại thừa thì cho rằng, các kinh Đại thừa đã được Phật Thích Ca giảng cho một số ít đệ tử có trình độ cao, và được số đệ tử này kết tập lại thành một tạng riêng biệt gọi là Bồ Tát tạng.
 
Đại thừa giáo xếp loại kinh điển Đại thừa theo 5 thời kỳ:
 
1. Hoa Nghiêm: được Phật Thích Ca nói, ngay sau ngày thành đạo.
 
2. Các kinh Phương Đẳng (vaipulya), như Lăng Nghiêm, Lăng già v.v…
 
3. Các kinh Bát Nhã: S. Prajna Paramita
 
4. Kinh Pháp Hoa (S. Saddharma Pundarika).
 
5. Kinh Niết Bàn (S. Mahaparinirvana)
 
 
 
ĐẠI THỪA LUẬN
Chỉ cho tất cả các bộ Luận (sastras) về Đại thừa giáo.
 
ĐẠI THỪA ĐỈNH VƯƠNG KINH; S. Vimalakirti-nirdesa sutra
Bộ kinh Đại thừa quan trọng, có sáu bản Hán dịch, đặc biệt là bản của Upasunya, năm 502-557 TL.
 
ĐẠI THỪA NHÂN
Nhân duyên chính khiến Phật tử theo Đại thừa là Phật tánh vốn sẵn có trong mỗi người. Phật tánh là cái mầm giác ngộ, là tâm Bồ đề mà ai ai cũng có. Đó là tiềm năng tương lai thành Phật của chúng sinh, của mọi người.
 
ĐẠI THỪA PHÁP TƯỚNG GIÁO
Giáo lý Đại thừa phân tách cặn kẽ tất cả các pháp đều là vô ngã, không có thực thể. Nói là pháp tướng nhưng với mục đích phá tướng, giúp cho người tu hành không còn vướng mắc vào tướng, vì tất cả các tướng đều hư vọng. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (Kinh Kim Cang).
 
ĐẠI THỪA PHƯƠNG ĐẲNG KINH ĐIỂN
Phương là vuông vắn (chân chính, đúng đắn). Đẳng là bình đẳng, dành cho tất cả mọi người, không có phân biệt.
 
Kinh điển Đại thừa là kinh điển chân chính, đúng đắn và bình đẳng.
 
ĐẠI THỪA TÂM
Tâm hướng về Đại thừa, tâm cầu thành Phật.