Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ

HOẰNG NHẪN ĐẠI SƯ
 
Tổ đời thứ năm ở Đông độ, hồi thế kỷ thứ bảy dương lịch. Ngài sanh ra tại huyện Hoàng mai, tỉnh Kỳ châu: Trung Hoa, con của bà họ Châu. Nối ngôi tổ tại núi Phá đầu, do ngài Đạo Tín truyền
 
Truyện có chép rằng: Có một vị đạo nhơn già tên là Tài Tùng đến cầu Đạo nơi ngài Tứ tổ, Đạo tín Thiền sư. Tổ dạy rằng: "Nhà ngươi già rồi, nếu ta truyền Pháp cho ngươi, thì ngươi làm lợi ích cho người ta chẳng được lâu. Như ngươi đầu thai trở lại, ta sẽ nhẫn mà đợi. " Tài Tùng ưng thuận và ra đi, thấy người con gái họ Châu đương giặt áo dưới khe. Bèn nói với thiếu nữ rằng: "Cho tôi ngủ nhờ một đêm. " Rồi gởi bào thai ở nàng ấy. Cha mẹ nàng thấy con mình vô cớ mà có chửa, bèn đuổi đi. Nàng nhẫn nhịn đối với nạn khổ nhục, đúng kỳ sanh ra một trai. Người thuở ấy kêu đứa trẻ là thằng nhỏ không họ. Mẹ con đi ăn xin mà nuôi nhau. Đến bảy tuổi, trẻ ấy nhơn đi qua đường, gặp Tứ tổ. Ngài kêu: Nầy thằng nhỏ không họ: Vô tánh nhi!
 
Tôi có họ chớ
 
Ngươi họ gì
 
Tôi họ Phật: Ngã Phật Tánh
 
Tôi bổng nhớ đến lời hẹn xưa của ngài với ông đạo Tài Tùng, bèn nói với người mẹ, xin đứa trẻ đem về nuôi. Ngài lại đặc tên cho: vì Tổ nhẫn chết mà đợi, vì mẹ nhẫn nạn mà sanh, cho nên đặt tên là Hoằng Nhẫn
 
Tổ thế phát cho Hoằng Nhẫn, giao cho đồ chúng dạy học, về sau truyền y bát với Chánh pháp cho đặng làm Tổ đời thứ năm
 
Đến năm 661, đời Đường Cao Tông, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát và Chánh pháp cho Huệ Năng đặng làm Lục Tổ. Cuộc truyền y bát của Thiền Tông đến đây là dứt. Huệ Năng được pháp, liền ra đi. Ba năm sau: 663, Ngũ tổ tịch
 
Sau khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn tịch, đến đời đường Đại Tông: 763 779, triều đình sắc thụy phong cho ngài là Mãn Thiền Sư và sắc phong tòa Tháp của ngài Pháp võ Tháp.
 
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn