Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

KIM CƯƠNG

KIM CƯƠNG
Loại đá quý, sáng trong và bền chắc, không có gì có thể phá vỡ hay hủy hoại được. Thường ví với Chân Như hay Phật tánh.
 
“Dứt trừ nhân ngã, thì ra thật tướng Kim Cương”
 
(Trần Nhân Tông –Cư Trần Lạc Đạo phú).
 
Phật giáo Mật tông ví Kim cương với trí tuệ có sức mạnh chế ngự vọng tưởng và ma quỷ, thường quấy rối người tu hành.
 
Theo Ấn Độ giáo, Kim Cương là tầm sét của thần Indra (Đế Thích), nhưng các nhà Ấn Độ học hiện nay cho rằng Kim Cương là biểu trưng của mặt trời, đồng thời cũng biểu trưng cho cái gì rắn chắc nhất, không thể hủy hoại được. Kim cương là một trong bảy loại báu, thường được nói tới trong Kinh Phật.
 
KIM CƯƠNG BẢO GIỚI
Giới luật Đại thừa, ghi lại trong Kim Cương Võng.
 
KIM CƯƠNG BẢO TẠNG
Kho tàng quý báu của Kim cương, là Niết Bàn, trí tuệ Bát Nhã sáng suốt vô cùng, bao hàm vô lượng công đức.
 
KIM CƯƠNG BỒ TÁT
Có nhiều vị Bồ Tát mang tên Kim cương như:
 
Kim Cương Nhân Bồ Tát (Vajrahetu), Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrasuci), Kim Cương Bảo Bồ Tát (Vajraratna), Kim  Cương Tạng Bồ Tát (Vajragarbha), Kim Cương Châm Bồ Tát (Vajrasuci) v.v…
 
KIM CƯƠNG CHỬ
Chử là cái chùy, một vũ khĩ của Ấn Độ cổ đại. Các tượng thần cầm chùy đều là thần Kim cương. Thần Kim cương hay có tượng trong chùa Việt Nam, như là một vị Thần bảo vệ Phật pháp, bảo vệ chùa.
 
KIM CƯƠNG DẠ XOA; S. Vajryakda
Một trong nhiều vị Thần hỗ trợ Phật giáo, thường gọi là Bát bộ Kim Cương.
 
KIM CƯƠNG ĐỒNG TỬ; S. Vajrakimara
Cg = Kim cương sứ giả. Một hóa thân của Phật A Di Đà, dưới dạng một thanh niên, cầm một chùy kim cương.
 
KIM CƯƠNG ĐỈNH KINH
Tên một bộ Kinh Mật giáo quan trọng.
 
KIM CƯƠNG ĐỊNH; S. Vajrasamadhi
Cg = Kim cương tam muội. Cấp thiền định cuối cùng, do vị Bồ Tát thành tựu được trước khi thành Phật, và được đặc trưng bởi một sự giác ngộ hoàn thiện, vững chãi, nhìn thấu suốt vào thực tại.
 
KIM CƯƠNG CHÚNG
Chỉ tất cả những vị thần theo hầu các vị Thần Kim Cương, trong sự nghiệp hộ trì Phật pháp.
 
KIM CƯƠNG GIỚI; S. Vajradhatu
Trí tuệ của Phật Đại Nhật, trong sự hoạt động của nó, trong tính cứng rắn không thể bị hủy hoại của nó. Trí tuệ đó –là Kim Cương giới, nảy sinh từ Thai Tạng giới (Garbadhatu), là lí. Lí là thể, là nhân của trí, là Thai Tạng của Phật Đại Nhật. Chân ngôn tông ở Nhật Bản hình dung Kim Cương giới và Thai Tạng giới bằng hai mạn đà la, [tr.356] gồm nhiều vòng tròn. Kim Cương giới là vương quốc của trí tuệ, tri thức. Thai Tạng giới là cái lí thể làm nền tảng cho trí tuệ, tri thức. (x. Mạn-đà-la).
 
KIM CƯƠNG GIỚI NGŨ BỘ
Năm bộ phận của Kim Cương giới, được đại diện bởi năm vị Phật: ở giữa là Phật Đại Nhật (Vairocana), phía Đông là Phật A Súc (Aksobhya), phía Nam là Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava), phía Tây là Phật A Di Đà, phía bắc là Phật Thích Ca.
 
KIM CƯƠNG KHẨU
Miệng của Phật ví với miệng Kim Cương, vì lời nói của Phật có thể giúp chúng sinh đoạn trừ hết mọi phiền não, dẹp tan hết mọi mê lầm.
 
Còn khi dùng từ kim khẩu (miệng vàng) để nhấn mạnh tính quý báo của lời Phật, cũng như trong nhân gian với lời vàng tiếng ngọc.