Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN; S. Prattityasammutpada; H. Thập nhị nhân duyên.
Chủ thuyết của đạo Phật phân tích cơ chế luân hồi sinh tử của chúng sinh, trong đó có loài người. Mừi hai nhân duyên (theo thứ tự: đời sống quá khứ, hiện tại và tương lai):
 
1. Vô minh: Không hiểu biết hay hiểu sai sự lý, do đó mà có:
 
2. Hành: Hành động tạo nghiệp (Hai chi vô minh và hành thuộc về kiếp sống quá khứ). Vì tạo nghiệp, nên bị nghiệp lực lôi cuốn tái sinh ở kiếp hiện tại. Đầu tiên là:
 
3. Tâm thức, Cg, Kết sinh thức là do có thức mà kết sinh thành bào thai trong bụng mẹ.
 
4. Danh sắc: sau đó có hình hài và một vài hoạt động tâm lí sơ bộ nơi bào thai. Danh chỉ cho những hoạt động tâm lý sơ khởi. Sắc chỉ cho hình hài sơ khởi của bào thai.
 
5. Lục nhập: Bắt đầu hình thành đủ sáu căn năng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hình, ý.
 
6. Xúc: Bào thai ra khỏi lòng mẹ, sáu căn bèn tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
 
7. Thọ: Do tiếp xúc với ngoại cảnh mà sinh ra cảnh xúc thích thú hay không thích thú…
 
8. Ái: Do có cảm xúc thích thú mà sinh ra ưa thích, đam mê…
 
9. Thủ: Do ưa thích, đam mê mà vơ lấy vào mình, chiếm làm của mình.
 
10. Hữu: Nhưng không vơ lấy vào mình, làm của mình thì có hành động, có tạo nghiệp. Như vậy, gọi là hữu, tức là hiện hữu, tồn tại.
 
Từ chi số 3 đến chi số 10 là cuộc sống hiện tại. Trong cuộc sống hiện tại này, chúng sinh vừa chịu nghiệp quả của kiếp sống quá khứ như mang thân có sáu căn năng, có xúc, có thọ, nhưng chúng sinh cũng đồng thời tạo ra nghiệp nhân, dẫn tới kiếp sống trong tương lai. Những nghiệp nhân đó là ái, thủ, hữu. Đam mê, vơ lấy, rồi có hành động tương ứng, là tạo nghiệp nhân cho kiếp sống tương lai. Và bánh xe luân hồi cứ tiếp tục quay mãi. Do tất cả những nghiệp nhân này mà có đời sống vị lai 11: sinh; 12: lão tử (già chết).