Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

TAM ĐẠI

TAM ĐẠI
 
Tam đại ở đây có nghĩa là rộng lớn. Do vì bản thể tướng trạng, tác dụng của nhất tâm chúng sanh vốn rộng lớn
 
Không cùng cực nên gọi là thể đại, tướng đại và dụng đại.
 
1. Thể đại : Pháp chân như bình đẳng, thường hằng bất biến, thể tánh của tất cả các pháp, vốn không tăng không diệt, ở khắp mọi nợi, nên gọi là thể đại.
 
2. Tướng đại : Tướng trạng của chân như, vốn đầy đủ đại trí huệ quang minh.... vô lượng các công đức, nương nhờ vào Như Lai Tạng, tướng công đức vô lượng như số cát sông Hằng nên gọi là Tướng đại.
 
3. Dung đại : Pháp chân như tác dụng sanh ra các việc lành của thế gian và xuất thế gian.
 
Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận có nói : Tự thể là tướng chân như, hàng phàm phu, Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát và Chư Phật vốn không đồng đều, không thể thêm bớt, chẳng phải mé trước sanh, chẳng phải mé sau diệt, nó rốt ráo thường hằng, từ nào đến giờ thể tánh chơn như sẵn có tất cả đầy đủ công đức như là :
 
- Đại trí huệ sáng suốt.
 
- Chiếu soi khắp tất cả.
 
- Chân thật hay biết tất cả.
 
- Tự tánh là tâm thanh tịnh.
 
- Đủ các đức : Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
 
- Trong mát tự tại không biến đổi.
 
Nói chung nó vốn đầy đủ như vậy và không lìa, không đoạn, không thay đổi, không thể so lường nổi, pháp luật, công đức nhiều hơn cát sông Hằng, cho đến nay không thể thiếu bất kỳ một nghĩa nào, nên gọi là Như Lai Tạng, hoặc gọi là Pháp thân Như Lai Tạng, Lại ở trong “Lục Nhân Tứ Duyên Khởi” của Pháp Hoa và “Pháp giới Duyên Khởi” của tông Hoa Nghiêm cũng đều có lập thuyết “Tam Đại”.
 
Theo PHDS của TN Đức Trí