Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH

TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
Tác phẩm nói về phái thiền Trúc Lâm, do Ngô Thời Nhậm soạn. Cuốn sách nổi tiếng vì đã ghi lại ý chí xuất gia sâu kín của vua Trần Nhân Tông, sau khi đã chiến thắng cuộc xâm lược của Nguyên Mông. Trong sách có đoạn:
 
“Người ta thấy đệ nhất tổ Điều Ngự đến chùa Hoa Yên thì nói là ngài xuất gia. Họ đâu biết rằng Tổ ta lúc bấy giờ có thể coi thiên hạ là của công, trong nước vô sự, chỉ riêng nước láng giềng mạnh mẽ ở phương bắc là chưa có thể quên lo. Cái ý ấy lại không tiện nói rõ, sợ lòng người dao động. Nên nhắm được Yên Tử là ngọn núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang Hai Lạng, dựng lên ngôi chùa, thời thường dạo chơi, để xem động tĩnh, cố khiến cho giặc ngoài không thể làm thành mối lo. Đó thực là Bồ Tát vô lượng Đại Thế Chí. Bấy giờ, chỉ có tôn giả Huyền Quang biết được ý ấy, bèn bỏ cái sang của vị Trạng nguyên mà sớm hôm đi theo để hoàn thành nó, thực là vị đại Bồ Tát vô lượng kiến thức.” (Trích).