Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

TỨ CHỦNG NIẾT BÀN

TỨ CHỦNG NIẾT BÀN
 
Tứ chủng Niết Bàn nghĩa là Niết Bàn có bốn hạng :
 
1. Bản lai tự tánh thanh tịnh Niết Bàn : Đó là tự tánh thanh tịnh của chúng sanh. Nghĩa là mặc dầu bị vô minh phiền não mà tự tánh vẫn hằng thanh tịnh rỗng rang như hư không, xa lìa các tướng phân biệt, bặt đường nói năng, suy nghĩ, cái tánh ấy xưa nay vẫn một màu vắng lặng. Đây là Niết Bàn của hàng phàm phu vậy.
 
2. Hữu dư y Niết Bàn : Hàng Nhị Thừa do đoạn hết phiền não chướng mà hiển ra Chân như. Hữu dư y còn nương nơi Hữu lậu, nghĩa là đối với các pháp phiền não đã đoạn hết nhưng còn thân hữu lậu mặc dầu còn thân hữu lậu mà hoặc chứng phiền não hằng dứt bặt. Đây là Niết Bàn của hàng Nhị Thừa.
 
3. Vô dư Niết Bàn : Hàng Nhị thừa đã đoạn được phiền não chướng và cũng đã đoạn được báo thân hữu lậu, nghĩa là chân như sau khi ra khỏi sanh tử mà hiển bày, giải thoát hoàn toàn.
 
4. Vô trụ sứ Niết Bàn : Chân như đoạn sở tri chướng mà được hiển bày. Đây là Niết Bàn của chư Phật. Hàng Nhị Thừa do chưa đoạn được sở tri chướng nên chẳng hiểu được lẽ : “Sanh tử chẳng khác Niết Bàn”. Do đó họ chấp có sanh tử đáng chán. Niết Bàn đáng ưa. Còn chư phật đã đoạn sở tri chướng được chơn trí Bồ Đề nên không còn thấy sanh tử khác Niết Bàn. Nghĩa là chư Phật đầy trí huệ nên không ở trong sanh tử, nhưng vì lòng đại bi nên cũng không trụ Niết Bàn, không sanh diệt mà thị hiện sanh diệt để hóa độ chúng sanh.
 
Theo PHDS của TN Đức Trí