Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

TỨ DIỆU ĐẾ

TỨ DIỆU ĐẾ
 
Tứ diệu đế cũng gọi là Tứ Thánh Đế. Tứ đế đây là bốn chân lý tuyệt đối của bậc Thánh nói ra:
 
1) Khổ đế : Những khổ báo trong Tam giới, Lục đạo, mà chúng sanh mang lấy, tóm lược gồm trong Tam khổ và Bát khổ. Đây là quả báo của mê mờ.
 
2) Tập đế: Những tham, sân, si, v.v… và những ác nghiệp, thiện nghiệp. Tập là tích tụ, vì nó hay tích tập những khổ não trong tam giới Lục thú, cho nên gọi là Tập. Tập đế này là nhơn mê mờ.
 
3) Diệt đế : Diệt đế tức là Niết Bàn. Niết Bàn diệt hết các nghiệp, khỏi hẳn hai thứ sanh tử, tịch diệt nhơn không, nên gọi là diệt. Đó là quả giác ngộ.
 
4) Đạo đế : Đạo có nghĩa là con đường thông suốt tiến đến Niết Bàn, Đạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo là chánh đạo. Đây là nhơn giác ngộ Đạo mầu.
 
Trong Tứ đế này hai món trước là nhơn quả lưu chuyển, còn gọi là nhơn quả thế gian. Hai món sau là nhơn quả hoàn diệt, còn gọi là nhơn quả xuất thế gian. Nhơn quả thế gian và nhơn quả xuất thế gian, cả hai đều đặt quả trước nhơn sau. Vì quả thì dễ thấy mà nhơn thì khó biết. cho nên trước chỉ bày quả khổ khiến cho nhàm chán rồi sau mới dạy dứt nhơn, đến như Diệu quả Niết Bàn thì ai cũng ưa thích, cho nên trình bày quả trước khiến sinh lòng ham mộ rồi sau chỉ bày phương pháp tu đạo để đạt đến. Đó là dụng ý khéo léo của Phật, để hóa đạo những bậc tiểu cơ hạ liệt.
 
Sau khi Phật rời cội Bồ Đề đến vườn Lộc giả vì năm vị Tỳ Kheo Kiều Trần như vị nói pháp Tứ Đế nầy trước nhất, đó là lần chuyển pháp luân lần đầu tiên của Đức Phật. Những vị y theo đó tu đạo chứng diệt gọi là những bậc Thinh Văn.
 
Kinh Niết Bàn “Ta cùng các ông không thấy Tứ chơn đế, cho nên từ lâu đời, trôi lặn trong sự sanh tử,nếu thấy Tứ chơn đế thì dứt hết sự sanh tử luân hồi trong bể khổ”. Tứ diệu đế còn gọi là Tứ Thánh Thật, Tứ Chơn đế.
 
Theo PHDS của HT Thích Từ Thông.