Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

TỲ BÀ THI

Vipacyi, Vipasyin
 
Một đức Phật thới quá khứ. Tên ngài có nghĩa: người thấy ở rõ phân minh.
 
Trong nhiều cuộc giảng Kinh thuyết pháp, Phật Thích Ca có nhắc tích hồi đời Phật Tỳ Bà Thi.
 
Nhơn thuyết Kinh Phạm võng, Phật Thích Ca muốn khuyên các sư giữ giới tịnh hạnh, bèn nhắc rằng Phật Tý bà thi có phán mấy lời nầy: Kiên nhẫn mà chịu với những sự thống mạ, ấy là giới đầu Thiên mà chư Phật đã ban ra. Bực xuất gia mà còn hiềm giận người ta, không đáng mang tên là bực xuất gia vậy.
 
Đức Tỳ bà Thi là Phật thứ 998 trong một ngàn đức Phật đã ra đời trong Kiếp vừa qua, Trang nghiêm Kiếp.
 
Kinh Trường A hàm:
 
Thuở người ta hưởng thọ tám muôn tuổi, đức Phật Tỳ bà Thi ra đời. Ngài là dòng Sát lỵ, họ Câu lỵ Nhã, cha tên Bàn Đầu, mẹ là Bàn Đầu Bà Đề. Ở thành Bàn Đầu Bà Đề, ngài ngồi nơi cội cây Ba ba la mà thuyết pháp, độ được 348.000 người. Đệ tử thị giả của ngài là Vô ưu tử phương ưng: Phạn: A thúc ca, Asoka.
 
Phật Tỳ bà Thi có để lai bài Kệ nầy:
 
Thân tòng vô tướng trung thọ sanh
 
Du như huyễn do chư hình tượng.
 
Huyễn nhơn tâm thức bổn lai vô
 
Tội, phước giai không vô sỡ trụ.
 
Nôm:
 
Thân thọ sanh từ nơi không tướng
 
Như giấc mơ do tượng hình ra.
 
Người mơ tâm thức đâu mà?
 
Trụ đâu, tội, phước đều là thành Không.
 
Địa Tạng Kinh: Lại thuở xưa, có đức Phật ra đời, hiệu là Tỳ Bà Thi Phật. Như có nam tử, nữ nhơn nghe danh hiệu Phật ấy, thì mãi mãi chẳng sa đọa Nẻo ác: Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, thường sanh lên cõi người, cõi trời, hưởng các sự vui thắng diệu.
 
Trong Đại Niết Bàn Kinh:, quyển 20, Phật có phán với vua A xà Thế rằng: Đại vương! thuở xưa, ngài đã đối trước Phật Tỳ Bà, Thi, phát tâm A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề, Từ đó trở đi, cho đến nay ta ra đời, trong thời gian ấy, ngài chẳng hề đọa Địa Ngục thọ khổ.
 
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn