Từ điển phật học

Tìm kiếm theo chữ cái
Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

UẨN

UẨN; S. Skandas
Tập hợp, chứa nhóm. Con người chỉ là sự tập hợp của năm uẩn: sắc uẩn (sắc thân gồm các giác quan, bốn tay chân và phủ tạng; thu uẩn (các cảm thụ); tưởng uẩn những sự tri giác tưởng tượng; hành uẩn (gồm các hành tướng của tâm); thức uẩn (những sự phân biệt hay biết).
 
Phân tích cuối cùng, người chỉ là sự tập hợp của năm uẩn, không có cái gì là ta hay của ta, không có cái gì là linh hồn vĩnh hằng, bất diệt. (x. Năm uẩn).
 
Khi chứng Niết Bàn thì năm uẩn của bậc thánh sẽ như thế nào? Khi chứng Niết Bàn, nếu vị A La Hán còn sống thì các căn năng vần tồn tại, vẫn hoạt động bình thường. Hành uẩn không còn tạo nghiệp. Trong “Trưởng lão Tăng kệ, kệ 90, A La Hán Samidatta nói: “Năm uẩn được nhận thức đúng đắn. Chúng vẫn tồn tại, nhưng gốc rễ của chúng đã bị cắt đứt”.
 
Rất rõ ràng, gốc rễ của năm uẩn chính là nghiệp dẫn tới tái sinh. Vị A La Hán đã đoạn trừ mọi nghiệp nhân, dẫn tới tái sinh.
 
Tương Ưng III viết:
 
“Sắc thân như bọt nước, cảm thụ như bong bóng, tưởng tượng như ảo ảnh, hành cây như cọ dừa rỗng ruột, thức như ảo tưởng”.
 
Lại viết thêm: “Vị A La Hán một cách nghiêm túc thấy 5 uẩn là vô thường, khổ bệnh, hoạn, ung nhọt, như cái tên bắn, cái tội ác, bệnh tật, kẻ thù, già cỗi, cái không rỗng, không có ngã”.
 
UẨN XỨ GIỚI
Năm uẩn, sáu xứ và mười tám giới. Sáu xứ là sáu căn năng: mắt, tai mũi, lưỡi, thận, ý. Mười tám giới là sáu căn, sáu trần và sáu thức. Sáu trần là sắc, thanh, hượng, vị, xúc, pháp. Sáu thức là nhãn thức v.v…