Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất dành cho người ăn chay

Căn cứ trên nhiệt lượng, lượng vitamin K, C, diệp hoàng tố, Kali và chất sơ… mà chúng cung cấp, các chuyên gia đã tổ chức một cuộc “chấm điểm” cho hơn 85 loại rau quả để chọn ra những loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất. Cuối cùng, người ta đã có danh sách 10 loại rau quả đứng đầu trong số hơn 80 loại rau quả đó về lợi ích mà chúng đem lại cho con người.

1. Bắp cải
 

Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường. Vitamin K rất có lợi cho sự ngưng kết của tiểu cầu máu. 

Cách ăn: Cho vào cùng với chanh, tỏi và một ít nước sau đó nấu chín.

2. Rau chân vịt (rau bina hay cải bó xôi)


Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong một cốc rau chân vịt vượt qua 100%DRI. Ngoài ra, rau chân vịt còn rất giàu vitamin A, Mangan, vitamin B11, Magie, Canxi và sắt…

Cách ăn: Rau chân vịt ăn chín giàu dinh dưỡng hơn. Cách ăn có thể tùy ý có thể xào hoặc nấu canh.

3. Củ cải đỏ
 

Hàm lượng vitamin K trong 2/3 cốc của cải đỏ đạt đến 100% DRI. Vitamin C đạt được hơn 75% DRI. 

Cách ăn: Cách ăn đơn giản nhất là rửa sạch rồi chấm tương. Cũng có thể làm rau trộn hoặc xào.

4. Rau riếp
 

Một cốc rưỡi rau riếp nấu chín có đủ 100% lượng vitamin A cần thiết trong một bữa ăn tiêu chuẩn. Vitamin A phát huy tác dụng rất lớn đối với việc giữ chắc răng và làm sáng da. 

5. Khoai lang

Một củ khoai lang của một cây dài khoảng 13 cm có hàm lượng Kali đạt đến 10% DRI.

Cách ăn: Cắt đôi rồi cho vào lò nướng nướng 30 phút.

6. Súp lơ
 

Nhiệt lượng thấp, lượng vitamin cao. Vitamin C của súp lơ còn cao hơn cả cải thảo và cà chua.

Cách ăn: Cho vào salad hoặc xào

7. Cà rốt
 

Mỗi 100 gam của cà rốt có chứa từ 1,35-1.75 miligam chất carotin. Ngoài ra trong cà rốt còn có vitamin B, C, chất béo, Carbohydrate, sắt, pectin,…

Cách ăn: Ăn cà rốt sống có thể làm sạch răng. Xào lên càng giàu dinh dưỡng hơn.

8. Ớt đỏ (ớt Đà Lạt)
 

Hàm lượng vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch trong một quả ớt đỏ đạt đến 250% DRI.

Cách ăn: Sắt nhỏ, trộn với ra cần tây sau đó rưới dầu thực vật và dấm.

9. Bí ngô
 

Bí ngô rất giàu carotin, vitamin C, K. Hàm lượng carotin trong ruột bí ngô còn cao hơn các bộ phận khác gấp 5 lần.

Cách ăn: Xào, nấu canh…

10. Cải xanh
 

Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong cải xanh rất cao. Ngoài ra, cải xanh cũng rất giàu vitamin A, B, C, D, chất carotin,…

Cách ăn: Cải xanh chủ yếu dùng phối hợp trong các món xào, cũng có thể nấu canh… 
 
Tiểu Tiểu (CSPI) - Vườn hoa Phật giáo