Vai trò giáo dục Phật giáo đối với tuổi trẻ ngày nay

Nếu như chánh quyền có trách nhiệm làm công tác xử phạt, ngăn chặn những tội phạm đã phát sinh trong xã hội, thì Phật giáo (tôn giáo) có trách nhiệm ngăn chặn những suy nghĩ xấu ác từ trong tâm, trước khi thể hiện hành động.


TT Thích Hạnh Bình
 

Nếu như chánh quyền có trách nhiệm làm công tác xử phạt, ngăn chặn những tội phạm đã phát sinh trong xã hội, thì Phật giáo (tôn giáo) có trách nhiệm ngăn chặn những suy nghĩ xấu ác từ trong tâm, trước khi thể hiện hành động.

Lộ trình làm ác hay làm thiện của con người. Theo nhà Phật phân tích có 3 nghiệp gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Thân nghiệp là những hành vi làm ác hay làm thiện của thân thể, ví dụ dùng tay chân cản ngăn hành vi giết người của người khác, gọi là thân thiện nghiệp; hoặc dùng tay chân hành hung người khác, gọi là thân ác nghiệp.

Khẩu nghiệp là hành vi làm ác hay làm thiện thuộc lời nói (miệng). Ví dụ như dùng lời nói phân tích thiện ác để người nghe bỏ ác làm lành, gọi là khẩu thiện nghiệp; ngược lại dùng lời nói, nói lời khiến người nghe sân hận, đau khổ gọi là khẩu ác nghiệp.

Ý nghiệp là những suy nghĩ tốt hay xấu. Ví dụ suy nghĩ đi cướp của giết người, gọi là ý nghiệp bất thiện; ngược lại có những suy nghĩ giúp đỡ người khác, gọi là ý thiện nghiệp.

Qua đó cho thấy, 2 hành vi thân làm ác hay miệng nói lời ác, đều có nguồn gốc xuất phát từ tâm, từ ý. Có nghĩa làm tâm suy nghĩ ác mới chỉ đạo cho miệng nói lời ác, hay thân làm việc ác. Điều đó đồng nghĩa hành vi thân làm ác hay miệng nói lời thô ác chỉ là hành vi tuân thủ sự chỉ đạo của tâm ý.

Qua đó chúng ta thấy rõ vai trò Tôn giáo và chính quyền có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau, khi muốn xây dựng một xã hội trật tự, văn minh, lành mạnh. Nếu như chánh quyền có trách nhiệm làm công tác xử phạt, ngăn chặn những tội phạm đã phát sinh trong xã hội, thì Phật giáo (tôn giáo) có trách nhiệm ngăn chặn những suy nghĩ xấu ác từ trong tâm, trước khi thể hiện hành động.

Do vậy, việc chùa Cổ Am hay các chùa ở các nơi tổ chức các khóa tu cho các em nhằm trang bị cho các em kiến thức thấy rõ kết quả không tốt của hành vi bất thiện và đời sống an lạc hạnh phúc bắt nguồn từ suy nghĩ thiện, việc làm chân chính.

Tôi tin rằng, nếu mọi chùa ở mọi nơi đều tổ chức những khóa tu tập như thế này trong xã hội Việt Nam trong tương lai gần, những tệ nạn xã hội sẽ giảm dần.

Việc tham gia giao thông không tôn trọng luật lệ, hành xử thiếu văn hóa,...của các em. Các cấp lãnh đạo nên có chính sách  hợp lý, thúc đẩy hổ trợ các chùa tổ chức khóa tu rèn luyện nếp sống lành mạnh cho các em.