Vì sao Phật giáo lan tỏa mạnh mẽ ở Phương Tây và châu Âu?

Gốc từ miền đông Ấn Độ, đạo Phật như một cây cổ thụ, rễ đã nằm sâu nơi vùng đất châu Á hơn 25 thế kỷ lịch sử. Gốc rễ bồ đề vững chắc hàng ngàn năm, tiếp tục trổ cành xanh lá vươn cao mãi đến tận trời Tây, và Phật giáo ngày nay đã có mặt khắp năm châu thế giới.


Phật giáo đã phát triển thành một tôn giáo triết học đang phát triển nhanh chóng ở phương Tây, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng, đã biên soạn, trước tác, biên dịch xuất bản hàng nghìn đầu sách Phật học, triết học Phật giáo và nhiều xuất bản phẩm được Hollywood yêu chuộng dựng thành phim. 

Tiến sĩ John Harding, Phó Giáo sư Đại học Lethbridge, Canada, Điều phối viên Nghiên cứu châu Á đã dày công nghiên cứu, tìm lời giải: Tại sao Phật giáo lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp vậy?

Ông muốn hiểu rõ hơn những tính chất đã định hình Phật giáo xuyên lục địa từ châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ cách đây 150 năm. Ông hy vọng xóa bỏ quan niệm sai lầm phổ biến của Phật giáo hiện đại, nhất là khi được thực hành ở quốc gia Canada, chủ yếu chịu ảnh hưởng của phương Tây và chứng minh rằng các phong trào cải cách ở Á châu đã đóng góp to lớn cho sự chuyển đổi toàn cầu của Phật giáo.

Tiến sĩ John Harding đã chia sẻ: “Chúng ta càng nhìn vào lịch sử càng rõ ràng có nhiều đặc điểm của Phật giáo hiện đại, được xem như phương Tây hóa thực sự bắt đầu ở châu Á. Chúng ta cần nhìn vào tất cả các mối liên kết toàn cầu, từ đó tinh tế truyền thông về những khám phá Phật giáo ở phương Tây”.

Đây là khu vực mà Tiến sĩ John Harding đã điều tra từ năm 2013 với các đồng nghiệp tại các trường Đại học McGill và Đại học Saint Mary như một phần của một dự án nghiên cứu kéo dài năm năm được tài trợ bởi khoản trợ cấp trị giá 258.000 USD của Hội đồng Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn. 

Gần đây, Tiến sĩ John Harding đã trình bày tại một buổi Hội thảo của Giáo sư U Pulic với chủ đề “Phật giáo du hóa Thế giới”: Phật giáo Toàn cầu trong thời hiện đại. Như Tiến sĩ John Harding giải thích, phiên bản Phật giáo ngày nay được xem như sự phản ánh các giá trị xã hội phương Tây: Bình đẳng, thân thiện với nữ giới, dựa vào thiền định và xã hội hóa. Đồng thời, từ góc nhìn, nhận thức về Phật giáo Á châu truyền thống như phân cấp, phân biệt giới tính, và các vấn đề lễ nghi…

Thực tế, Tiến sĩ John Harding nhắc đến sự chuyển đổi ngày nay, điều mà nhiều người phương Tây gọi là: “Phật giáo mới” tiến hóa hữu cơ ở các quốc gia như Sri Lanka, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Thông thường, những thay đổi này diễn ra để đáp ứng những áp lực như chủ nghĩa thực dân phương Tây, và việc truyền bá Kitô giáo tích cực.

Chư tôn tịnh đức Tăng già mang ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo lan tỏa khắp các quốc gia châu Á khác nhau, đã quan sát thấy những thay đổi này, và bắt đầu các phong trào cải cách Phật giáo của mỗi quốc gia. Tiến sĩ John Harding cuối cùng nhận thấy, hình thái hoàn toàn khác biệt của Phật giáo cùng với sự phát triển của dân số và truyền thông toàn cầu, đã bắt đầu lan rộng khắp thế giới.

Sự quan tâm của Tiến sĩ John Harding đối với đề tài này, khiến ông trở lại thời như là một sinh viên tại Đại học Puget Sound ở Washington vào những thập niên 1990 của thế kỷ 20, khi ông hoàn đề tài thành luận văn “Những thay đổi trong Phật giáo ở Nhật Bản vào cuối những năm 1800”. Vào thời điểm đó, sở liệu ông cung cấp cho thấy các nhà cải cách phản ứng với những lời chỉ trích trong nước rằng tôn giáo không liên quan gì đến thế giới hiện đại. Từ đó, thông qua những nghiên cứu hậu Đại học của Tiến sĩ John Harding tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ và từ khi gia nhập Trường Đại học Louisville ( UofL), Hoa Kỳ vào năm  2003, ông đã nghiên cứu thâm sâu và công bố rộng rãi về sự phát triển của Phật giáo hiện đại trên toàn thế giới.

Trong năm năm vừa qua, ông cùng các đồng nghiệp đã xuất bản hai cuốn sách phân tích sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo tại Canada trong các bối cảnh lịch sử, toàn cầu. 

Tiến sĩ John Harding cũng cho biết thêm, sự hiểu biết rõ ràng hơn về nguồn gốc của Phật giáo hiện đại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những bức tường được trang trí bằng tranh ghép khảm, những lâu đài dựng xây bằng đá, cầu thang làm bằng đá cẩm thạch ở thành phố Qebec, Canada.

Cuối cùng, Tiến sĩ John Harding nói rằng: “Chúng ta sẽ thấy ấn tượng bởi Phật giáo ở phương Tây đã trở thành một đạt mức cải cách, thích nghi và phát triển nhanh chóng, dù sự hiểu biết của nhiều người về lĩnh vực này còn thiếu chiều sâu chứ chưa nói là nông cạn.

Trên thực tế, có rất nhiều sự khác nhau về văn hóa ảnh hưởng bởi truyền thống ở nhiều cấp, và nếu một trong những mối quan tâm đó là tính xác thực, nghiên cứu này có thể phản ánh vai trò của Á Châu trong việc hiện đại hóa Phật giáo”.

Bài viết: "Vì sao Phật giáo lan tỏa mạnh mẽ ở Phương Tây và châu Âu?"
Vân Tuyền - Vườn hoa Phật giáo