Ấn Độ: Buổi Pháp thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với gần 30 nghìn người từ 43 quốc gia

Sáng hôm thứ tư, ngày 23 Tháng 12 2014 đã diễn ra Đại Pháp hội tại Tu viện Ganden Jangtse (Cam Đan Tự-甘丹寺), Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ.

Thính chúng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tu viện Ganden Jangtse Mundgod, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 23/12/2014. (Ảnh: Tenzin Choejor).

Buổi Pháp thoại, đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với gần 30 nghìn người, trong đó có hơn 2.000 người nước ngoài từ 43 quốc gia.

Sau nghi lễ thỉnh Pháp, đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Pháp tòa, bắt đầu Ngài chia sẻ với đại chúng bài Bát Nhã Tâm kinh.

 
Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc Phúc, ban Cát tường đến Thính chúng tại Tu viện Ganden Jangtse Mundgod, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 23/12/2014. (Ảnh: Tenzin Choejor).

Ngài chia sẻ tiếp: “Truyền thống tôn giáo chia thành hai nhóm, những người tin vào Thượng Đế sáng tạo, và những người thường tạo dựng mối quan hệ, thuận theo sự vận hành của nhân quả nghiệp báo, những ý chính này, kết quả của các hành động sẽ xảy ra đến với chúng ta như bóng với hình.

Ở Ấn Độ, một tấm gương sáng cho các Phật tử noi theo, đó là của cố Phật tử Giáo sư Tiến sĩ  BR Ambedkar. Ông không chấp nhận thuyết Tôn giáo do một đấng sáng tạo và phủ nhận sự tin tưởng vào Thần trị ân điển, Thần bí. Ông theo tư tưởng của Trung đạo và luôn phủ định nhị biên.

Trong Phật giáo, truyền thống Pali tạng đặc biệt bảo tồn các kinh văn và thực hành Luật tạng. Truyền thống Phạn ngữ, bao gồm Kim Cương thừa, lan tỏa đến Việt Nam, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản. . .

Vào thế kỷ thứ 8, Tôn giả Tịch Hộ (Shantarakshita) từ Đại học Phật giáo NaLanda cùng với Tôn giả Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) thiết lập nền tảng Mật thừa tại Tây Tạng.

Tôn giả Liên hoa sinh (Guru Padmasambhava) có vai trò khiển trừ và điều phục các thế lực gây chướng ngại cho sự phát triển của Phật giáo. Ngài cùng với Tôn giả Tịch Hộ (Shantarakshita) và đức vua Trisong Deutsan, ba vị tôn kính này đặt nền móng cho các dòng Phật giáo Tạng truyền đến ngày nay.

Nhờ gìn giữ và phát huy nền tảng quý báu nêu trên, mà phật giáo Tây Tạng có khả năng trãi qua những lời dạy của đức Phật bằng ngôn ngữ của riêng mình.

Phạn ngữ đã trở thành một ngôn ngữ học thuật và tiếng Pali không truyền đạt sâu vào tư tưởng Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, hiện nay các ngôn ngữ có khả năng nhất để bày tỏ ý tưởng triết học Phật giáo, đó là lý do tại sao sự bảo quản rất là quan trọng.
. .”.

Kết thúc buổi Pháp thoại trong bầu không khí tươi mát, như đang được tưới tẳm trong suối nguồn Từ bi.


Chùm ảnh buổi Pháp thoại, trân trọng kính giới thiệu cùng bạn đọc cùng chia sẻ:





Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu thuyết pháp tại Tu viện Ganden Jangtse Mundgod, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 23/12/2014. (Ảnh: Tenzin Choejor).


Sư cô Phật giáo Hàn Quốc tham dự buổi Pháp thoại tại Tu viện Ganden Jangtse, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 23/12/2014. (Ảnh: Tenzin Choejor).



Buổi Pháp thoại ngày thứ hai, đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục chia sẻ Pháp thoại tại Tu viện Ganden Jangtse, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 24/12/2014. (Ảnh: Ngawang Thogmey).


Tăng, Ni, Phật tử Hàn Quốc dự buổi Pháp thoại ngày thứ hai tại Tu viện Ganden Jangtse, Thành phố Mundgod, bang Karnataka, Ấn Độ. 24/12/2014. (Ảnh: Ngawang Thogmey).



Hòa thượng Rinzong Rinpoche, hiện đương nhiệm Trưởng tông phái Gelugpa (Phái Lỗ Cách-格魯派). 24/12/2014. (Ảnh: Ngawang Thogmey).

 
 
Thích Vân Phong - Vườn Hoa Phật Giáo